Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Lâm Đồng hướng tới mục tiêu trở thành “Thiên đường xanh” du lịch vào năm 2030

Thứ bảy, 11/05/2024 17:05

TMO - Theo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 Lâm Đồng sẽ trở thành "Thiên đường xanh” trong lĩnh vực du lịch; đến 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống. 

Lâm Đồng nằm ở phía Nam của khu vực Tây Nguyên, trên độ cao từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18 - 25 độ C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch nổi tiếng, có hàng nghìn loài hoa nở quanh năm. Địa phương có trên 22.000 ha rừng thông, hàng chục thác nước, hồ nước, hàng nghìn dinh thự, biệt điện cổ nổi tiếng cùng với các làng hoa truyền thống hình thành nên 35 khu điểm du lịch, 60 điểm tham quan, 3 sân golf và khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm là thế mạnh để phát triển du lịch xanh.

Năm 2023, Lâm Đồng đón trên 8,6 triệu lượt khách tới du lịch nghỉ dưỡng, trong đó có 400 nghìn lượt khách quốc tế và 8,2 triệu lượt khách nội địa với doanh thu từ du lịch đạt 15,5 nghìn tỷ đồng. Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Lâm Đồng đón khoảng 210.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 10.000 khách so với dự kiến ban đầu… 

Tại Quyết định 1727/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/12/2023, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên và liên kết vùng, ngành Du lịch được xác định là ngành phát triển quan trọng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút là các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á; phát triển toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng nhân lực và dịch vụ, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm... Đến năm 2030, ngành Du lịch Lâm Đồng phát triển đột phá, hình thành các tổ hợp về du lịch, dịch vụ; phát triển dựa trên nền tảng số, chất lượng cao và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.

Đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống...; kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ ở tầm quốc tế; trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chất lượng cao và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển của các ngành liên quan dựa trên nền tảng của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và công nghiệp sáng tạo. 

Lâm Đồng hướng tới mục tiêu phát triển Đà Lạt trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế. Ảnh: BLĐ. 

Hệ thống khu, điểm du lịch được phát triển theo các cụm không gian du lịch, hành lang kinh tế. Trong đó, TP.Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, phát triển kinh tế ban đêm, hiện đại, đẳng cấp quốc tế. TP.Bảo Lộc và vùng phụ cận trở thành vệ tinh, trung tâm du lịch cấp vùng. Nghiên cứu, phát triển các trung tâm du lịch: Sinh thái - nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe thể thao hàng đầu Việt Nam tại TP.Bảo Lộc và các huyện có tiềm năng du lịch, khẳng định thương hiệu và năng lực cạnh tranh của Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế. 6 nhóm sản phẩm du lịch chính được tập trung đầu tư, bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp (golf, đua ngựa, đua chó...); du lịch sinh thái - mạo hiểm; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch văn hoá tâm linh; du lịch đô thị; du lịch sáng tạo. 

Để đạt được những mục tiêu đề ra, tỉnh Lâm Đồng sẽ tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng; sắp xếp, tái cấu trúc không gian lãnh thổ của tỉnh, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xây dựng Lâm Đồng trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò của tỉnh đối với vùng Tây Nguyên và cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phát triển hệ thống khu, điểm du lịch theo các cụm không gian du lịch, hành lang kinh tế. Trong đó, thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, phát triển kinh tế ban đêm, hiện đại, đẳng cấp quốc tế.

Thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận trở thành vệ tinh, trung tâm du lịch cấp vùng. Tỉnh nghiên cứu, phát triển các trung tâm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe - thể thao hàng đầu Việt Nam tại thành phố Bảo Lộc và các huyện có tiềm năng du lịch, khẳng định thương hiệu và năng lực cạnh tranh của Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế.

Địa phương này phát triển 3 tiểu vùng bao gồm: Tiểu vùng I là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế, bao gồm Đà Lạt (sáp nhập Lạc Dương) - Đức Trọng - Đơn Dương - Lâm Hà (thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Đây là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh; trong đó: TP Đà Lạt là hạt nhân của vùng, huyện Đức Trọng san sẻ chức năng trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh với TP Đà Lạt. 

Tiểu vùng II (gắn với cao nguyên Di Linh) phát triển các dịch vụ du lịch gắn với vùng sản xuất cây công nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến trên cao nguyên Di Linh bao gồm: Di Linh - Đam Rông - Lâm Hà (thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh, là vùng đệm sinh thái trung chuyển giữa tiểu vùng I và tiểu vùng III, trong đó, đô thị Di Linh là hạt nhân của vùng. 

Tiểu vùng III (gắn với cao nguyên Bảo Lộc) là vùng trọng tâm của tỉnh về phát triển du lịch sinh thái cảnh quan rừng, du lịch hỗn hợp, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch văn hóa, vui chơi giải trí có cá cược; bao gồm: Bảo Lộc - Bảo Lâm - Đạ Huoai mới (Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên hiện hữu). Trong đó, TP Bảo Lộc là hạt nhân của tiểu vùng. Đây là tiểu vùng kinh tế, động lực phía Tây Nam tỉnh, là đầu mối kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các huyện trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; phát triển ngành công nghiệp chế biến bauxit - alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, công nghiệp năng lượng, vùng sản xuất cây ăn trái, cây công nghiệp chất lượng cao như: điều, sầu riêng, cao su,... 

Lâm Đồng tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm du lịch chính, khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên. 

Thiên đường xanh Lâm Đồng gắn liền với các hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Đông - Tây có cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.25), cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.27), Quốc lộ 20 - Quốc lộ 27C kết nối TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Lâm Đồng - Khánh Hòa, Đường tỉnh 725; Hành lang kinh tế Bắc - Nam có Quốc lộ 28 kết nối Đắk Nông - Di Linh (Lâm Đồng); Quốc lộ 27 kết nối Đắk Lắk - Lâm Đồng - Ninh Thuận và Quốc lộ 28B; Quốc lộ 55, kết nối Đắk Nông - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Quốc lộ 55B kết nối Bình Phước - Lâm Đồng. 

Lâm Đồng sẽ phát triển các đô thị gắn với động lực của từng vùng theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đảm bảo kết nối giữa các đô thị trong tỉnh với các đô thị trong vùng; gắn phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới. 

Định hướng tổ chức sản xuất lãnh thổ khu vực nông thôn chia làm 4 khu vực chính, bao gồm: Khu vực làng đô thị xanh, khu vực đô thị hóa dọc theo các tuyến giao thông chính, khu vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp và khu vực đồi - rừng; chú trọng xây dựng mô hình làng đô thị xanh dựa trên quan điểm bảo tồn và phục hồi cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên, tái cấu trúc các làng đô thị hiện hữu trên cơ sở tạo ra các hành lang nông nghiệp kết nối các khu dân cư, đưa cảnh quan sản xuất, cảnh quan tự nhiên và các không gian cộng đồng đan xen vào các khu vực dân cư và công trình xây dựng thấp tầng, theo địa hình và hướng về các thung lũng nông nghiệp. 

Định hướng phân bố hệ thống các điểm dân cư nông thôn được tổ chức theo 3 vùng liên huyện, xã, thôn, gắn với các vùng sản xuất tập trung kết hợp với du lịch; theo mô hình nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao và làng đô thị xanh theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh dựa trên mối quan hệ bảo tồn và phát triển; bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn gắn với du lịch, dịch vụ...

 

 

Nguyễn Nam 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline