Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Kỹ năng cần biết để ứng phó với mưa lũ

Thứ ba, 11/06/2024 09:06

TMO - Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cùng với sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, người dân cần chủ động phòng, tránh và lưu ý một số kỹ năng ứng phó thời tiết cực đoan. 

Để chủ động và đảm bảo an toàn cho tính mạng của bản thân, người thân và tài sản của gia đình, người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng như mục thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các thông báo từ chính quyền. 

Bên cạnh đó, trước mùa mưa bão xảy ra, cần tiến hành gia cố nhà cửa đề phòng mưa bão làm tốc mái, đổ nhà, sử dụng các vật liệu có sẵn như cỏ tranh, rơm, rạ… phủ lên mái nhà để giảm thiểu tác hại của mưa đá. Kiểm tra lại toàn bộ nhà cửa, nhanh chóng sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, buộc lại cửa sổ, mái che đề phòng gió lốc có thể giật tung và thổi bay gây tai nạn cho người cũng như thiệt hại về của cải.

Nếu các gia đình có chăn nuôi động vật cần di chuyển gia súc, gia cầm đến nơi an toàn và dự trữ thức ăn cho chúng. Kiểm tra lại việc dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc men, chất đốt… Tranh thủ thu hoạch lúa, hoa màu hay thủy sản. Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Đặc biệt, cần tạm ngắt toàn bộ nguồn điện trong nhà phòng tránh tai nạn điện giật hay chập cháy. Không đi ra ngoài đề phòng các vật bị gió thổi bay như tôn lợp mái, cành cây gẫy, cây đổ, dây điện đứt gây nguy hiểm đến tính mạng. Tránh xa những nơi dễ đổ như cây to, cột điện, bờ tường đề phòng tai nạn. Không vớt củi và đồ vật trôi nổi trên sông. Không đi vào khu vực nguy hiểm như những nơi nước chảy xiết, ven sông hồ, sông suối hay nơi có nguy cơ sạt lở. Đặc biệt nêu cao tinh thần cảnh giác nếu sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở, gần sông, suối, khu vực sườn đồi, núi có độ dốc lớn, đất đá kém ổn định cần chủ động phòng, tránh, di chuyển ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, tạm thời đến những nơi an toàn trú ẩn.

Trong điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa dông, sét cần tìm nơi trú ẩn an toàn, không đứng dưới các cây to, gò cao, chân cột điện, trạm biến áp… không cầm vật dụng bằng sắt, hạn chế sử dụng điện thoại di động, không ở lại các lán, nương thiếu an toàn. Tích cực tham gia vào lực lượng xung kích, phòng chống thiên tai, cứu hộ và cứu nạn của địa phương.

Kỹ năng ứng phó trong trường hợp xảy ra mưa bão, lũ lụt. (Ảnh minh hoạ). 

Sau khi mưa dông tan, bà con cần tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh nhà, lau dọn nhà cửa để đảm bảo vệ sinh; kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Đồng thời tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết. Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra. Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.

Ngoài ra không nên sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử dụng nước từ các nguồn an toàn ( ví dụ như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước).

Trước khi vào lại ngôi nhà nếu bị hư hỏng do lũ, lụt cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.

 

 

Khánh Linh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline