Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Kiểm soát hiệu quả hoạt động du lịch tại các rạn san hô

Chủ nhật, 27/02/2022 18:02

TMO - Khai thác du lịch tại các vùng rạn san hô ở Bình Định cần được kiểm soát để tránh hệ sinh thái quá tải khi mật độ khách lặn ngắm quá đông làm suy thoái…

Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã làm việc với ngành chức năng Bình Định và đại diện các tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Quy Nhơn nhằm rà soát, đánh giá những vướng mắc khi thực hiện công tác đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết, với hơn 36.000 ha diện tích mặt biển, vịnh Quy Nhơn được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các hệ sinh thái, có tiềm năng đa dạng sinh học cao, gồm thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng triều và đáy mềm lân cận.

Vịnh Quy Nhơn sở hữu nguồn lợi san hô dồi dào và quý giá

Theo nghiên cứu của ngành chức năng, vịnh Quy Nhơn có 720 loài thuộc 353 giống và 161 họ của 7 nhóm sinh vật chính và có khoảng 152 ha rạn san hô phân bố ven bờ và các đảo. Quanh các rạn san hô còn có 16 bãi giống thủy sản, trong đó có 3 bãi đẻ của mực lá, ốc gai và 13 bãi ươm giống của ghẹ, tôm hùm giống, cá giò, cá mú...

Từ cuối năm 2018 đến nay, Bình Định đã thành lập 11 mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản (viết tắt là mô hình đồng quản lý) của 20 xã, phường ven đầm, ven biển với khoảng 500 thành viên tham gia. Trong đó có 3 mô hình lớn là mô hình đồng quản lý đầm Trà Ổ, mô hình khu vực Bắc đầm Thị Nại và mô hình khu vực biển vịnh Quy Nhơn.

Sau khi xuất hiện mô hình đồng quản lý, chính quyền các địa phương ven biển đã quan tâm hơn trong công tác quản lý nguồn lợi thủy sản; trong đó có công tác xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức tuyên truyền; hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước và các quy ước, quy chế cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản.

Các tổ cộng đồng thực hiện cắm phao tiêu để khoanh vùng bảo vệ san hô

Công tác tuần tra phòng chống khai thác thủy sản bằng nghề cấm cũng được quan tâm hơn và đã kịp thời phát hiện, xử lý những hoạt động thủy sản trái phép như lấn chiếm mặt nước khoanh nuôi thủy sản trái phép, bơm hút thủy sản...

Để có thể kiểm soát tốt việc khai thác hoạt động du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên san hô quý giá, tỉnh Bình Định cần nâng cao ý thức hơn nữa của cộng đồng, du khách, cơ quan quản lý nhà nước trong việc chung tay bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, việc khai thác du lịch trong khu vực khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải (Thành phố Quy Nhơn) cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh hệ sinh thái quá tải khi mật độ khách lặn ngắm quá đông làm suy thoái rạn như đã xảy ra tại Nha Trang (Khánh Hòa).

Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, địa phương này cần sự chung tay phối hợp của các bên liên quan như Chi cục Thủy sản, Biên phòng tỉnh trong việc sự lý tàu giã cào và các vi phạm khác trong đánh bắt thủy sản ven bờ, đồng thời tăng cường tuần tra kiểm soát tại các khu vực được giao thực hiện đồng quản lý. Chi cục Phát triển nông thôn và Sở Du lịch Bình Định cần phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường biển trong xây dựng nông thôn mới.

 

 

Thế Quyền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline