Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Kích cầu du lịch bằng các sự kiện văn hóa thể thao và du lịch tiêu biểu

Chủ nhật, 28/01/2024 06:01

TMO -  Năm 2024, ngành du lịch Thanh Hóa sẽ tổ chức 145 sự kiện trải dài bốn mùa để phấn đấu thu hút 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt 32.387 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, năm 2023 địa phương đón hơn 12,4 triệu lượt khách (tăng 13,1% so với năm 2022). Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 616.200 lượt (tăng 2,5 lần so với năm 2022). Tổng thu du lịch đạt 24.505 tỷ đồng (tăng 22,2% so với năm 2022). Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực du lịch cũng được khẳng định, công tác liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch được đặc biệt quan tâm. Ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái cộng đồng.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới đã được phát triển, đưa vào khai thác, phục vụ du khách như: Quảng trường biển, cung biểu diễn nhạc nước, phố đi bộ, chợ đêm, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố; tour du lịch Đảo Mê, các trò chơi cảm giác mạnh như xe địa hình không vô lăng, đường đua công thức F1, trượt cỏ, bắn súng sơn…Trong năm 2023, du lịch Thanh Hóa còn phát triển thêm sản phẩm du lịch sự kiện nhằm thu hút du khách suốt bốn mùa với việc chú trọng kết hợp các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch với nhau, tạo nên chuỗi các sự kiện, phục vụ phát triển du lịch nhằm đem đến cho du khách những trải nghiệm đầy đủ nhất, vừa thưởng ngoạn thiên nhiên, thưởng thức ẩm thực đặc sản, vừa tham gia các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống và hiện đại.

Năm 2024, Thanh Hóa tiếp tục phát huy lợi thế của địa phương phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó có du lịch biển. 

Nhằm phát huy kết quả đạt được, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch 13,8 triệu lượt khách trong năm 2024, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỉ đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục củng cố, duy trì các điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn; đồng thời phát động các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức và đăng ký các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2024, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách.

Theo đó, bước sang năm 2024, ngành du lịch Thanh Hóa sẽ tổ chức 145 sự kiện, trong đó có 85 sự kiện văn hóa, 30 sự kiện thể thao và 30 sự kiện du lịch sẽ được tổ chức trải dài trong năm 2024 sẽ góp phần hiện thực hóa thông điệp "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa". Khởi đầu là các hoạt động, lễ hội mùa Xuân diễn ra liên tiếp ở nhiều địa phương, vùng, miền. Tiêu biểu là các lễ hội gắn với các di tích lịch sử, văn hóa như Lễ hội đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân, Lễ hội Am Tiên ở huyện Triệu Sơn, Lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước thành phố Sầm Sơn, Lễ hội Mai An Tiêm ở huyện Nga Sơn, lễ hội đền Phố Cát ở huyện Thạch Thành. Vùng thượng du Thanh Hóa có các lễ hội quy mô lớn như Lễ hội Mường Xia ở huyện Quan Sơn, Lễ hội Mường Ca Da, Lễ hội Chí Linh Sơn và khu vực đồng bằng châu thổ có các Lễ hội Bà Triệu, Lễ hội Phủ Trịnh.

Đông đảo du khách về trẩy hội tại Khu di tích Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TT. 

Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế du lịch biển, vào dịp Hè sớm diễn ra các hoạt động, sự kiện: Liên hoan đặc sản xứ Thanh, Lễ hội Tình Yêu-Hòn Trống Mái, lễ hội du lịch biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Quảng Xương, lễ hội đường phố-Carnival du lịch biển Sầm Sơn, các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế, chuỗi sự kiện Flamingo Ibiza Beach Fest….Vào mùa Thu-Đông, tỉnh Thanh Hóa đăng cai tổ chức các giải thể thao quốc gia, quốc tế và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục diễn ra các lễ hội truyền thống gắn với du lịch sinh thái-cộng đồng: Liên hoan Văn nghệ dân gian-Phiên chợ vùng cao của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa; tổ chức công bố các tour du lịch mạo hiểm (trekking tour), Lễ hội Mường Đeng 2024.

Sự tăng trưởng của ngành Du lịch Thanh Hóa cũng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo việc làm, nâng cao thu nhập người lao động tại các khu, điểm du lịch; đồng thời góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống tinh thần, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân và du khách.

 

 

Hồng Anh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline