Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu hướng tới phát triển xanh, bền vững

Thứ ba, 21/05/2024 14:05

TMO - Những đặc trưng khí hậu, địa hình, địa chất đã tạo nên vẻ đặc sắc cho Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ là tiềm năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá để địa phương này phát triển du lịch.  

UBND tỉnh Sơn La cho biết: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có quy mô 206.150 ha (bao gồm địa giới hành chính của 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ), có vị trí đắc địa, là cửa ngõ kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng, kết nối cửa khẩu quốc tế Lóng Sập với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.  

Không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ đã trở thành "đặc sản”, thành tiềm năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển du lịch. Chính vì vậy vùng Mộc Châu, Vân Hồ được xác định là một trong các khu du lịch quốc gia, là động lực phát triển du lịch cho toàn vùng và là một trong những khu du lịch quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch “Qua miền Tây Bắc” theo Quốc lộ 6".  

Tính riêng năm 2023, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đã đón 2,5 triệu lượt khách, chiếm hơn 53,7% khách du lịch đến tỉnh Sơn La, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch 16%/năm; tổng thu du lịch đạt hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng thu từ du lịch của tỉnh, tốc độ tăng trưởng đạt 27,8%/năm, tạo việc làm cho 5.100 lao động trực tiếp và đông đảo lao động gián tiếp ngoài xã hội. Sự tăng trưởng của ngành du lịch đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho người dân. 

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu hướng tới mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Ảnh: VA. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La, bên cạnh những thành tựu, những kết quả đã đạt được, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu trong thời gian tới cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển và khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cũng như những vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, phát triển đô thị, cũng như những vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, an ninh an toàn cho khách du lịch...

Do đó, tỉnh Sơn La mong muốn tham vấn giải pháp định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững tương xứng với tiềm năng, lợi thế, quy mô và tầm vóc của khu du lịch quốc gia trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động không mong muốn và bài học kinh nghiệm từ các khu du lịch quốc gia khác.

Vừa qua, trong khuôn khổ của Hội nghị xúc tiến du lịch "Định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng: Để Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phát triển xanh và bền vững, chính quyền huyện Sơn La và Vân Hồ, UBND tỉnh Sơn La cần xác định rõ định hướng phát triển không gian tổng thể, phân vùng theo khu vực gắn với phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, có trọng tâm, trọng điểm; nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống đô thị (Mộc Châu, Vân Hồ) gắn với phát triển du lịch, trong đó cần bảo vệ phát triển các không gian xanh, đồi chè, đồng cỏ trong đô thị; 

Tập trung hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm trong Khu du lịch quốc gia bao gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm vui chơi giải trí; tập trung hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm du lịch có chất lượng cao; kết nối xây dựng tour, tuyến du lịch; tăng cường công tác quản lý điểm đến, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, quản lý môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện…

Nhiều ý kiến cho rằng, tỉnh Sơn La cần quan tâm và tập trung hơn, trong đó cần xác định những sản phẩm du lịch chủ đạo để có chiến lược đầu tư về cơ sở hạ tầng và truyền thông bài bản phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa truyền thông câu chuyện sản phẩm “Thảo nguyên xanh”. Bên cạnh đó kết hợp du lịch cộng đồng, làng nghề, sinh thái, gắn kết yếu tố văn hóa văn nghệ, ẩm thực, gia tăng giá trị sản phẩm và chia sẻ lợi ích cộng đồng. Chú trọng phát huy yếu tố văn hóa độc đáo, riêng có của một số dân tộc thiểu số chỉ có trên địa bàn như: Xinh Mun, Khơ Mú... 

Tạo dựng cơ chế phối hợp trong định hướng xây dựng sản phẩm, đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ; nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch đến địa phương thông qua các chương trình kích cầu, ưu đãi, miễn giảm giá vé, quà tặng tri ân… công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Sơn La nên thiết kế một chương trình 3 ngày 2 đêm để có thể trải nghiệm các sản phẩm du lịch độc đáo của Mộc Châu với các điểm đến: Đồi chè trái tim, Thác nước Nàng tiên, phố đi bộ - chợ đêm ở Mộc Châu; Khu du lịch rừng thông Bản Áng; Cầu kính Bạch Long; Hang Táu; Thung lũng mận Nà Ka. 

Tỉnh Sơn La cần xác định những sản phẩm du lịch chủ đạo gắn với lợi thế tài nguyên của địa phương. 

Ngoài ra, để du lịch Mộc Châu phát triển xanh và bền vững, chuyển đổi số được xem là công cụ quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trung tâm Thông tin du lịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề xuất, Sơn La cần tiếp tục triển khai duy trì và đẩy mạnh số hóa thông tin du lịch về Mộc Châu; chọn lọc số hóa một số điểm tiêu biểu với các công nghệ hiện đại 360, VR,…; tăng ứng dụng công nghệ cho thuyết minh tự động; thông báo, cảnh báo cho du khách về thực trạng điểm đến (như thời tiết, giao thông,…); tăng cường liên kết, truyền thông, quảng bá du lịch trên các nền tảng số du lịch quốc gia; xây dựng bản đồ số tích hợp các lớp thông tin du lịch phục vụ quản lý và quảng bá; tăng cường truyền thông trên các nền tảng số và kênh mạng xã hội có uy tín; quan tâm hạ tầng công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu... 

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho biết, việc công nhận khu du lịch quốc gia mở ra con đường đi mới cho du lịch Mộc Châu phát triển bền vững, khai thác tiềm năng du lịch trong đóng góp kinh tế tỉnh. Để Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phát triển theo hướng xanh và bền vững, tỉnh Sơn La cần phải làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, tránh trường hợp phát triển tự phát, phá vỡ không gian du lịch, khai thác cạn kiệt tài nguyên; phải quan tâm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư vào khu du lịch quốc gia, phải ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm. 

Đối với phát triển sản phẩm du lịch, với lợi thế của Mộc Châu có thể phát triển sản phẩm du lịch đa dạng: Nghỉ dưỡng, sinh thái, trải nghiệm, check in, chăm sóc sức khỏe; ẩm thực, du lịch thể thao,... Đây là xu hướng tạo giá trị gia tăng nâng cao chi tiêu của du khách. Đặc biệt, Sơn La phải làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết trong phát triển du lịch; phải xác định thị trường để tăng chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.

 

 

Hồng Ngọc 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline