Hotline: 0941068156

Thứ hai, 19/05/2025 15:05

Tin nóng

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Thứ hai, 19/05/2025

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên trở thành Vườn quốc gia thứ 35 trên cả nước

Chủ nhật, 27/04/2025 09:04

TMO - Việc chuyển hạng thành công Khu dự trữ thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) trở thành Vườn quốc gia thứ 35 của cả nước có ý nghĩa quan trọng, thể hiện thành quả của những nỗ lực trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. 

Vườn quốc gia Xuân Liên nằm trên địa phận hành chính của 5 xã, thị trấn thuộc huyện biên giới Thường Xuân (gồm các xã Bát Mọt, xã Yên Nhân, xã Lương Sơn, xã Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân), với tổng diện tích quản lý hơn 25.600ha. Theo kết quả điều tra, Vườn quốc gia Xuân Liên hiện có 1.228 loài thực vật bậc cao; 1.811 loài động vật hoang dã, thuộc 241 họ, 46 bộ, 4 lớp; 56 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, trong đó 35 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007…

Đặc biệt, với những nỗ lực nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được các loài mới, hiện trạng và sinh sống của các quần thể động vật, thực vật quý hiếm có ý nghĩa rất lớn cho Việt Nam và thế giới, như: Loài nấm mộc hương (đã đặt tên khoa học là Aristolochia xuanlienensis) hiện đã gửi đến tạp chí Phytotaxa (SCI-E); đang phân tích AND thuộc chi giác đế-họ na; 3 loài mới chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam, đó là lữ đằng đứng, thủy thảo trắng, song quả lá bắc tím. 

Hiện Vườn quốc gia đã xây dựng nhà điều hành và công trình phụ trợ cứu hộ động vật. Cùng với đó, Vườn quốc gia lập được danh mục các loài thực vật, động vật, cây dược liệu, nghiên cứu các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nguồn gen quý cùng các tài nguyên động, thực vật phổ biến; ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý tài nguyên và quan sát động vật hoang dã bằng phần mềm Smart, công nghệ GPS trong tuần tra, kiểm tra an ninh rừng. 

Đây cũng là nơi phân bố tập trung nhiều loài cây quý hiếm, đặc biệt là hai loài pơmu và samu dầu có đường kính lớn, trong đó có 2 cây hơn 1.000 tuổi được trao danh hiệu Cây Di sản Việt Nam. Đó là những cây khổng lồ nhất trong quần thể thực vật hạt trần còn sót lại ở nước ta, là loài cây quý hiếm, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. 

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được đẩy mạnh triển khai Vườn quốc gia Xuân Liên. 

Trong Vườn quốc gia Xuân Liên còn có nhiều thác nước, hang động, lòng hồ rộng lớn 3.300 ha nằm giữa khu bảo tồn và những thửa ruộng bậc thang, bản sắc văn hóa dân tộc của người Thái, Mường. Đây là những tiềm năng để Vườn quốc gia Xuân Liên phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

Sau khi được nâng cấp, Vườn quốc gia Xuân Liên có vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. Vườn còn đóng vai trò quan trọng trong duy trì và bảo đảm ổn định nguồn nước cho hồ chứa nước Cửa Đạt (thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia). Vùng đệm của Vườn quốc gia bao gồm 12 thôn/bản thuộc 5 xã, thị trấn giáp ranh, với mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Những năm qua, Vườn quốc gia Xuân Liên thực hiện thành công nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học như: Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây giống giổi ăn hạt, phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa”; Đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung Bộ”; Dự án điều tra bảo tồn các loài cu li (Nycticebusspp), loài vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), các loài khỉ (Macaca), các loài mang (Trachypithecus barbei); Ứng dụng hệ thống GPS-Photo Link về quản lý cây cổ thụ quý hiếm trong khu bảo tồn như bách xanh, pơmu, samu, dẻ tùng sọc trắng, sến mật...

Vườn quốc gia đã xây dựng thành công nhiều mô hình hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển kinh tế, như: Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây quế ngọc theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân”; “Phát triển đời sống thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho người dân tộc thiểu số tại thôn Vịn, xã Bát Mọt”; các mô hình trồng cây chè vằng, trồng mít ruột đỏ, nuôi vịt bầu cổ xanh... hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các bản Vịn, Thanh Xuân thuộc vùng đệm.

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường, chính quyền các địa phương liên quan, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Liên tập trung quản lý, bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng tự nhiên hiện có, kiên quyết không để xảy ra cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, xâm hại tài nguyên rừng đặc dụng.

Các đơn vị và địa phương liên quan phải làm tốt việc rà soát ranh giới, cắm mốc phân định rừng đặc dụng Vườn quốc gia Xuân Liên gắn với cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thiết lập cụ thể các phân khu chức năng của Vườn quốc gia theo quy định và Quyết định số 895/QĐ-TTg, ngày 24/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong bảo tồn, phát huy giá trị nguồn gen gắn với nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có giá trị cao cung cấp cây giống trồng rừng gỗ lớn của tỉnh theo chuỗi giá trị. Đồng thời, quan tâm đời sống nhân dân của 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia, thông qua việc tìm kiếm, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình sản xuất; lồng ghép, chia sẻ lợi ích của hoạt động du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với nhu cầu chính đáng trong phát triển sinh kế của người dân vùng đệm.../.

 

Hoàng Hà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline