Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Khánh Hòa: Thúc đẩy hợp tác khai thác tiềm năng phát triển du lịch với Ấn Độ

Thứ ba, 17/05/2022 08:05

TMO - Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến “Du lịch Nha Trang, Khánh Hòa và Ấn Độ - Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn” UBND tỉnh Khánh Hòa và Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam vừa thống nhất việc đẩy mạnh hợp tác du lịch đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa – tâm linh, nhằm khai thác tiềm năng trong việc thu hút khách du lịch giữa hai quốc gia.

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng, Khánh Hòa đã hội tụ được cả ba yếu tố địa - văn hóa: Văn hóa núi rừng, văn hóa đồng bằng - sông nước và văn hóa biển đảo. 

Theo các chuyên gia, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh của Nha Trang - Khánh Hòa khá lớn, có thể đẩy mạnh hơn nữa. Ngoài Tháp Bà Ponagar và chùa Long Sơn đã được khai thác hiệu quả, Khánh Hòa còn có nhiều điểm có thể khai thác về du lịch văn hóa tâm linh như: Suối Đổ, Am Chúa, khu tưởng niệm Gạc Ma, khu lưu niệm tàu C235, miếu thờ Trịnh Phong, đền thờ Trần Quý Cáp... đều là những di tích mang ý nghĩa của cội nguồn lịch sử.

Tháp bà Ponagar là công trình kiến trúc đền tháp tiêu biểu của người Chăm, được xây dựng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII - Ảnh: Khoa Trần

Trong khi Ấn Độ nổi tiếng với các kỳ quan thế giới, những làng mạc cổ gắn liền với nền văn minh ngàn năm bên bờ sông Hằng. Đáng chú ý là tiềm năng du lịch của bang Bihar, nơi có nhiều điểm đến Phật giáo tại Ấn Độ. Quốc gia này được nhận định sẽ trở thành một trong những thị trường du lịch lớn trên thế giới.

Với nét tương đồng trong văn hóa Phật giáo, sự hợp tác, triển du lịch này sẽ tạo điều kiện để Việt Nam - Ấn Độ cùng khai thác tiềm năng bản địa nhất là trong lĩnh vực du lịch văn hóa-tâm linh. 

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chia sẻ: Khánh Hòa là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, đặc biệt là những di sản văn hóa Chămpa sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách Ấn Độ. Trong khi đó, Ấn Độ thu hút khách du lịch tâm linh của Việt Nam từ chính những di sản Phật Giáo. Từ đó, các doanh nghiệp hy vọng ngành Du lịch tỉnh sẽ quan tâm, tạo điều kiện để thu hút du khách Ấn Độ. 

Để tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, trải nghiệm các điểm đến tại Ấn Độ và tỉnh Khánh Hòa, điều quan trọng là cần sớm triển khai mở đường bay thẳng Ấn Độ - Cam Ranh. Việc xúc tiến mở đường bay trực tiếp sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển cho ngành du lịch địa phương.

Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành Ấn Độ xây dựng chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch chi tiết và rõ ràng như: đánh giá được mức độ rủi ro của điểm đến trong các vấn đề như thiên tai, khủng bố... Cùng với đó, phải có biện pháp bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho du khách khi xảy ra sự cố. Doanh nghiệp lữ hành hai bên cần tuân thủ những quy định về an toàn, an ninh của nước sở tại.

Hướng dẫn viên giữ vai trò quan trọng khi đồng hành cùng với du khách trong suốt hành trình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên về kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt là khả năng xử lý tình huống tốt, để mang lại cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn và an toàn.

 

Liên Đăng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline