Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 13:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Khẩn trương ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán thiếu nước

Chủ nhật, 02/02/2025 06:02

TMO - Là địa phương ven biển, trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre đã tập trung nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Ngay khi vừa vui Xuân đón Tết, chính quyền và người dân Bến Tre đã quyết liệt, tập trung ứng phó xâm nhập mặn để bảo vệ đời sống sinh hoạt, sản xuất.

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2025 đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Mức độ xâm nhập mặn dự kiến sẽ sâu hơn so với mức trung bình nhiều năm, nhưng ít nghiêm trọng hơn mùa khô 2023 - 2024 và tương đương với mùa khô 2022 - 2023.

Tuy nhiên, tình trạng xâm nhập mặn vẫn có thể diễn biến phức tạp gây thiếu nước, xâm nhập sâu vào nội đồng, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, việc chủ động ứng phó, bảo vệ nguồn nước và triển khai các giải pháp phòng chống xâm nhập mặn rất quan trọng, góp phần hạn chế thiệt hại, bảo vệ sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân vào mùa khô năm 2024 - 2025.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre, trong điều kiện hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư khép kín, chưa chủ động được nguồn nước cần phải quyết liệt triển khai các biện pháp như nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng hồ chứa nước ngọt, các công trình ngăn mặn trữ ngọt cục bộ theo khu vực.... để tăng cường tích trữ nguồn nước mưa, nước ngọt ngay trong mùa mưa năm trước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất vào mùa khô năm sau.

Theo Cơ quan khí tượng thủy văn Bến Tre, gần đây khi gió chướng thổi mạnh, triều cường dâng cao kéo theo mặn xâm nhập sâu vào địa bàn. Trên sông Cửa Đại, mặn 4‰ đã xâm nhập đến xã Giao Hòa, huyện Châu Thành cách cửa sông trên 41km; độ mặn 1‰ xâm nhập đến xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, cách cửa sông 47km. Trên sông Hàm Luông, xâm nhập mặn 4‰ đến xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm; xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, cách cửa sông trên 42km; độ mặn 1‰ xâm nhập xã An Hiệp, huyện Châu Thành; xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, cách cửa sông 56km.

Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra ở Bến Tre. (Ảnh minh hoạ: CT).

Trên sông Cổ Chiên, xâm nhập mặn 4‰ xâm nhập tới xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, cách cửa sông 44,4km; độ mặn 1‰ xâm nhập đến xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, cách cửa sông 55km. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn tại Bến Tre xấp xỉ cấp 2. Triều cường kéo theo nước mặn đang xâm nhập vào hệ thống sông rạch của tỉnh Bến Tre

Do đó, các địa phương đã và đang bị ảnh hưởng của nước mặn “tấn công”, chính quyền, các ngành chức năng và người dân triển khai phương án đối phó. Trong đó, theo dõi sát diễn biến mặn để chủ động đóng cống đập ngăn mặn trữ ngọt, bơm tưới cho cây trồng; tăng cường khâu trữ nước ngọt bằng nhiều hình thức, dụng cụ, phương tiện. Các nhà máy xử lý nước mặt có kế hoạch vận hành hợp lý, lên kế hoạch cấp bổ nguồn nước nguyên liệu để phục vụ cao điểm vào mùa khô hạn.

Do bị ảnh hưởng của mặn xâm nhập sâu nhiều năm liền nên chính quyền và người dân xứ dừa đã có kinh nghiệm ứng phó, không chủ quan, lơ là. Các cống đập ven sông trong khu vực mặn xâm nhập đều được đóng kín để trữ nước ngọt bên trong. Theo chia sẻ của người dân ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại cũng như nhiều người dân ở cù lao này hiện nay khá yên tâm vì hệ thống cống ngăn mặn ven sông đã đóng kín.

Nước mặn dù có tăng cao nhưng vườn cây, ao cá nơi đây vẫn đảm bảo an toàn. Cống khép kín, nước mặn ít xâm nhập, năm nay người dân rất chủ động. Các cống khi nước giảm còn 1-2 phần nghìn thì xả tự do, khi triều cường nước lên độ mặn cao thì khép lại. Triều cường dâng mặn lên 3-4 phần nghìn, khi triều cường giảm thì mặn còn 1 phần nghìn.

Cây trồng gồm dừa, nhãn, bưởi tưới cũng được, nguồn nước ngọt trong mương đảm bảo. Nước sinh hoạt thì người dân chứa đủ rồi. Mỗi gia đình mua thêm bình nhựa loại 3-5 mét khối. Tuy nhiên, ở nhiều xã của huyện Giồng Trôm, công tác phòng, chống hạn mặn hiện rất khó khăn do hệ thống sông kênh, rạch chằng chịt, chưa có cống đập ngăn mặn khép kín.

Nhiều địa bàn, nước mặn “lên, xuống” tự nhiên đe dọa vườn dừa và một số cây trồng khác như: bưởi da xanh, quít, chanh, cau...Lãnh đạo UBND xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm chia sẻ, do đang bị xâm nhập mặn, đối với xã khu vực này, sông rạch chằng chịt nên việc đắp đập cục bộ rất khó. Trong sản xuất hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ thì bà con chỉ làm hồ nước, trữ bằng túi nilon, với việc ngăn mặn cả khu vực thì không làm nổi, phải đành chịu. Ở xã cây dừa là cây chủ lực, khi bị mặn xâm nhập, cây không chết nhưng không có trái. Ở các huyện Mỏ nghìn ha vườn cây ăn quả, cây giống nên rất tích cực ứng phó với hạn mặn; trong đó giải pháp đào ao lót bạt trữ nước ngọt tiếp tục thực hiện.

Hệ thống cống ngăn mặn ven sông, rạch đã được đầu tư gần như khép kín, vận hành theo hướng trữ ngọt để phục vụ sản xuất. Các giải pháp phi công trình mà ngành nông nghiệp khuyến cáo, hướng dẫn nhà vườn đã tích cực thực hiện. Đại diện phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết, theo dự báo, mặn xâm nhập năm nay thấp hơn năm ngoái, tuy nhiên, huyện Chợ Lách bị xâm nhập mặn hàng năm rồi, độ mặn từ tháng 2, tháng 3 là sẽ tới Chợ Lách.

Trên dự báo đó, ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp chủ động. Quan trọng nhất là các công trình thủy lợi của nhà nước, thứ 2 là các công trình trữ nước trong dân và thứ 3 là các giải pháp kỹ thuật để hạn chế ảnh hưởng của hạn mặn, trong đó trữ nước là quan trọng nhất. Các ngành, đoàn thể tỉnh Bến Tre tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng với gia đình chủ động công tác phòng, chống hạn mặn, thực hiện phong trào “Đồng khởi” trữ nước ngọt. Hiện nay, tuy chưa phải là đỉnh điểm của hạn mặn, nhưng với tinh thần chủ động, động thái tích cực của chính quyền và nhân dân Bến Tre, tin rằng, dù nước mặn có xâm nhập nhưng sẽ không ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và sinh hoạt ở xứ dừa.

Công trình cống đập ngăn mặn, trữ ngọt dần phát huy hiệu quả. (Ảnh minh hoạ). 

Để phòng chống thiên tai nhằm hướng đến xây dựng cuộc sống an toàn, bền vững cho người dân, tỉnh Bến Tre đã và đang đề ra nhiều giải pháp chủ động phòng tránh, ứng phó. Theo đó, những tháng cuối năm 2024, ngoài việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định; các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật các kế hoạch, phương án đảm bảo chủ động ứng phó khi có thiên tai xảy ra, trọng tâm là chủ động ứng phó với hạn mặn và tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển phức tạp như hiện nay.

Song song đó, đẩy mạnh phát động thực hiện phong trào thi đua “Đồng khởi mới trong trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất”. Trong đó, chủ động trang bị các dụng cụ chứa nước, trữ nước, dụng cụ đo mặn; áp dụng các mô hình hay, cách làm hiệu quả như đắp các đập tạm, xây dựng cống tạm, đào ao trãi bạt, trữ nước trong mương vườn, túi chứa nước,... để phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre tiếp tục đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ tỉnh đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống công trình thủy lợi, đê điều trong giai đoạn 2025 - 2030 nhằm đảm bảo đạt mục tiêu chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (đầu tư mới, nâng cấp khoảng 230  km đê bao, bờ bao; 29 công trình cống), ước tính nhu cầu kinh phí cần được hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng.

Đồng thời, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái theo hướng thích ứng với hạn mặn, đáp ứng nhu cầu thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước, đặc biệt trên các sông chính, khu vực trữ ngọt, nguồn cấp nước. Kiểm soát các hoạt động có nguy cơ cao gây ô nhiễm, giảm chất lượng nước nhất là tại các điểm có lưu lượng xả thải cao như các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các cơ sở sản xuất; xử lý nghiêm các hoạt động gây ô nhiễm để bảo vệ nguồn nước.

 

Trung Nguyên

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline