Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 22:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Khám phá làng cổ Dịch Diệp hơn 1.000 năm tuổi

Thứ hai, 12/08/2024 09:08

TMO - Làng Dịch Diệp (hay còn gọi là Dịch Diệp Trang) thuộc xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, nơi đây gần như còn giữ được vẹn nguyên những nếp nhà cổ kính, mang đậm nét của một làng quê đất Việt.  

Làng Dịch Diệp được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XI dưới thời Vua Lý Thái Tổ với tên gọi là Dịch Diệp Trang. Đây là vùng đất hạ lưu sông Hồng, thuộc huyện Tây Chân của Trấn Sơn Nam, sau là Phủ Thiên Trường. Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian, mảnh đất này vẫn được giữ nguyên tên và trở thành một làng của xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định bây giờ.  

Được biết cổng phía Nam làng cổ Dịch Diệp được xây dựng từ năm 1864. Ảnh: LH. 

Làng được xây dựng theo phong cách chung của làng Việt cổ truyền thống với những nét đẹp cổ kính như đền, chùa, giếng nước, con sông, cây đa, cây đề,… Men theo đường làng, khách sẽ được thả hồn giữa một làng quê thuần hậu. Những ngôi nhà cấp bốn bằng gỗ, bằng gạch, lợp ngói mũi ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng. 

Làng được xây dựng theo phong cách chung của làng Việt cổ truyền thống với những nét đẹp cổ kính. Ảnh: LH. 

Mặc dù thời gian đã phủ bóng rêu phong lên từng ngôi nhà cổ, thế nhưng từng đường nét kiến trúc tinh tế của mỗi ngôi nhà vẫn còn hiện lên nguyên vẹn. Điểm đặc biệt ở làng Dịch Diệp là những chiếc cổng nhà cổ còn in hằn dấu ấn thời gian. Cổng thường xây cuốn mái vòm parabol, sâu từ 1 - 2m, có cổng sâu đến vài ba mét, mái cổng mềm mại, uốn lượn. Tùy theo địa thế, vị trí và điều kiện của mỗi nhà, chiếc cổng vòm có quy mô, bề thế khác nhau, nhưng đều hài hòa, thuận tiện cho việc đi lại.

Theo người dân nơi đây, làng Dịch Diệp vẫn còn lưu giữ và bảo tồn được 6 cổng nhà cổ; 1 cổng làng cổ; 1 cây cầu cuốn bắc qua sông; 2 nhà gỗ (1 nhà hơn 100 năm, 1 nhà hơn 200 năm lợp ngói mũi nam); 3 giếng nước ở cuối làng...

Nếp nhà cổ kính vẫn còn được lưu giữ tại làng Dịch Diệp Ảnh: LH. 

Ở làng Dịch Diệp vẫn còn những ngôi nhà cấp bốn bằng gỗ, bằng gạch, lợp ngói mũi ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng. Tùy theo vị trí, địa thế, điều kiện của mỗi nhà sẽ có quy mô, bề thế khác nhau, nhưng đều hài hòa, mang đậm nét truyền thống xưa cũ. 

Theo các cụ cao niên trong làng, dân làng Dịch Diệp thuở ban đầu làm nghề canh nông, sau này mở thêm nghề dệt, lúc này nghề dệt cửi bắt đầu hình thành. Không chỉ là ngôi làng cổ nổi tiếng ở Nam Định, làng Dịch Diệp còn được biết đến là ngôi làng lưu giữ cây bồ đề cổ thụ gần 1.000 năm tuổi được xem như "báu vật" của người dân nơi đây. 

Cây bồ đề được tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 17/4/2021. Ảnh: LH. 

Người làng gọi đó là “Bồ Đề đại lão” để phân biệt với “Đại lão mộc tinh” ở làng bên cạnh. Bồ đề cổ thụ với những chiếc rễ to khoảng 40cm mọc ra từ thân cây tạo thành điểm tựa vững chắc cho cây. Cây bồ đề gần 1.000 năm tuổi đã được chính quyền và nhân dân địa phương long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhân Cây Di sản Việt Nam vào ngày 17/4/2023.

Trải qua thời gian với những thăng trầm lịch sử, ngôi làng cổ Dịch Diệp hôm nay đang dần đổi thay, phát triển không ngừng nhưng vẫn không hề mất đi vẻ đẹp cổ kính. Những giá trị văn hoá truyền thống của quê hương với “cây đa, sân đình” đã đi vào sử sách vẫn đang được các nghệ nhân, các bậc cao niên lưu giữ, bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai.

 

 

Thu Hồng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline