Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Khai thác tiềm năng trong phát triển du lịch biển đảo

Thứ sáu, 21/04/2023 14:04

TMO - Với lợi thế của tỉnh ven biển, Quảng Trị đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, đa dạng các sản phẩm, đưa du lịch biển đảo trở thành sản phẩm chủ lực của ngành du lịch địa phương. 

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75km dọc theo bờ biển còn có nhiều bãi biển đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Gio Hải, Mỹ Thủy và có đảo Cồn Cỏ nằm cách đất liền 18 hải lý đã trở thành các điểm du lịch biển, đảo thu hút khách du lịch. Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện việc quy hoạch các khu, điểm du lịch tiêu biểu và triển khai chi tiết tại các địa phương để khai thác hết tiềm năng, lợi thế biển.

Các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh khai thác lợi thế, phát triển du lịch biển, đảo góp phần nâng cao đời sống. Tại huyện Vĩnh Linh có các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như Rú Lịnh, biển Vĩnh Thái, Mũi Trèo-Rú Bàu, biển Cửa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải. Huyện Gio Linh có các khu dịch vụ-du lịch biển Cửa Việt, kết nối Cửa Việt-Cửa Tùng. Huyện Triệu Phong có Khu du lịch dịch vụ ven biển Triệu Lăng kết nối với Khu du lịch sinh thái trằm Trà Lộc, du lịch dịch vụ ven biển Hải Khê, huyện Hải Lăng.

Các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị đang khai thác lợi thế phát triển du lịch biển. 

Với lợi thế trên, tỉnh Quảng Trị triển khai các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến với Quảng Trị thực hiện các dự án về phát triển thương mại-dịch vụ, du lịch biển; huy động nguồn lực để củng cố cơ sở hạ tầng ven biển, kết hợp với việc quảng bá các hoạt động dịch vụ du lịch, tắm biển, nghỉ dưỡng tại các bãi tắm cộng đồng và các cụm, điểm du lịch dịch vụ biển, đảo…

Trong chiến lược phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu dịch vụ - du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt; Khu dịch vụ-du lịch dọc tuyến Cửa Tùng - Vịnh Mốc; Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt và Khu du lịch huyện đảo Cồn Cỏ. Theo đó, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch nhất là xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp; mở tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ để phát huy tiềm năng tam giác du lịch biển Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ.

Tam giác du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ ở gần các di tích quốc gia đặc biệt như Địa đạo Vịnh Mốc và Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải nên rất thuận lợi cho việc kết nối, làm phong phú các loại hình du lịch biển, đảo và du lịch di sản văn hóa. Để tam giác du lịch này phát huy hết tiềm năng, các ngành, địa phương tăng cường quản lý, rà soát, nắm bắt tình hình triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ-du lịch biển.

Tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ được định hướng là sản phẩm chủ đạo để xúc tiến quảng bá và kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Trị. Đảo Cồn Cỏ được hình thành bởi hoạt động kiến tạo từ phun trào của núi lửa cho nên sở hữu các giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò, điệp, cát... nước biển trong, nhiệt độ nước biển ổn định. Bên cạnh đó, Cồn Cỏ nằm trong hệ thống các địa danh lịch sử nổi tiếng của quân và dân Quảng Trị như Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị… gắn với những chiến công vang dội, ghi dấu ấn sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ được định hướng là sản phẩm chủ đạo để xúc tiến quảng bá và kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Trị. 

Tỉnh Quảng Trị đã và đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở Cồn Cỏ để phục vụ khách du lịch trên Hành lang kinh tế Đông-Tây; chú trọng phát triển các loại hình du lịch như lặn biển ngắm san hô, tham quan khu rừng đặc dụng và các loài sinh vật cảnh đặc trưng.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, sớm đưa tỉnh Quảng Trị mạnh về biển, giàu lên từ biển, tỉnh Quảng Trị đang tập trung quy hoạch không gian biển để tổ chức lại lãnh thổ kinh tế biển. Trong định hướng quy hoạch xây dựng khu vực ven biển Quảng Trị giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, lấy thị trấn Cửa Việt làm trung tâm phát triển dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, di tích lịch sử, văn hóa.  Còn khu vực phía nam huyện Hải Lăng, hạt nhân là 2 xã Hải An và Hải Dương, thuộc đô thị trung tâm Khu kinh tế Đông Nam nhằm phát triển thương mại, dịch vụ, dịch vụ cảng, công nghiệp đa ngành và logistics. Ngoài ra, còn có khu vực phía đông hình thành bởi tam giác du lịch biển đảo là Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ, đang đề xuất đưa vào quy hoạch trở thành khu du lịch tiềm năng quốc gia.

Thời gian tới, ngành Du lịch địa phương này tập trung triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược triển khai các dự án du lịch; triển khai số hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng; khai thác tiềm năng du lịch biển đảo.

 

 

Đức Hoàng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline