Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại các huyện ngoại thành Hà Nội

Thứ sáu, 27/09/2024 14:09

TMO - Ngành Du lịch Thủ đô đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch ngoại thành nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát triển toàn diện du lịch; đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương.

Hà Nội có 18 huyện, thị xã mỗi địa phương đều có những tiềm năng, lợi thế riêng cho khai thác du lịch. Các huyện, thị xã của Hà Nội cũng có thế mạnh riêng để tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn. Về giá trị văn hóa, lịch sử, Hà Nội có những điểm đến tiêu biểu như: thành cổ Sơn Tây, đền Và, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây); đền thờ Nguyễn Trãi (Thường Tín), làng cổ Cự Đà, Ước Lễ (Thanh Oai)... Cùng với đó, các huyện ngoại thành còn có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)… 

Năm 2024, ngành du lịch Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với năm 2023. Do đó, ngay từ đầu năm Sở Du lịch Hà Nội ưu tiên hỗ trợ, chỉ đạo các đơn vị quản lý điểm đến di sản, di tích văn hóa, đầu tư nghiên cứu xây dựng các tour, sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm gắn với du lịch đêm trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống.

Đồng thời, xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản - di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức… Điểm nhấn của tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên là làng Ngâu (huyện Thanh Trì), làng Phúc Am (huyện Thường Tín) và làng Cựu (huyện Phú Xuyên). Làng Ngâu nổi tiếng với nghề nấu rượu, đình chùa Ngâu có kiến trúc đẹp. Ngoài thưởng lãm cảnh quan, di tích, khách còn được đến thăm các gia đình nấu rượu, đặc sản OCOP 4 sao rượu hoa cúc. Làng Phúc Am là làng nghề mã nổi tiếng. Làng Cựu cổ nổi tiếng với hàng chục ngôi nhà cổ với kiến trúc châu Âu giữa làng quê mộc mạc, thanh bình.

Trong khi đó, điểm nhấn của tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức là các điểm di sản và làng nghề, gồm Đình Nội Bình Đà (huyện Thanh Oai), làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), nghề tơ tằm, tơ sen (huyện Mỹ Đức). Ở tuyến này, du khách sẽ được tìm hiểu kiến trúc, giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu đang là điểm đến thu hút đông du khách trong và ngoài nước. Làng nghề tơ tằm, tơ sen Mỹ Đức cũng giàu tiềm năng đón khách quốc tế.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. 

Huyện Mỹ Đức vốn có quần thể danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) nổi tiếng. Trung bình mỗi năm, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan. Ngoài ra, huyện còn có nhiều di tích, danh thắng như hồ Quan Sơn, được mệnh danh là "vịnh Hạ Long trên cạn" với diện tích khoảng 1.465 ha, trong đó, có trên 500 ha mặt hồ với nhiều núi đá, đảo nổi trên mặt nước; Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai có quy mô 1.120 ha, có núi đồi và hệ thống hồ nước, khí hậu trong lành, phù hợp với mô hình nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe… Mỹ Đức còn có không ít làng nghề như: Nghề thêu ở xã Tuy Lai; nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Phùng Xá; nghề mây, tre, giang đan Đông Mỹ; nghề múa rối ở Tế Tiêu... và nhiều di tích độc đáo khác.

Tại thị xã Sơn Tây, ngoài làng cổ Đường Lâm thị xã còn sở hữu toà thành đá ong độc nhất vô nhị Việt Nam ở ngay trung tâm thị xã; đền Và – nơi thờ đệ nhất Tứ Bất Tử Tản Viên Sơn Thánh hay Văn Miếu Sơn Tây. Nơi đây, hoàn toàn có thể hình thành một "con đường di sản", chưa kể có thể xây dựng những tour liên thông với các khu nghỉ dưỡng, sinh thái khác trên địa bàn Sơn Tây và Ba Vì…

Tại huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số. Cuối tháng 4 vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ công bố Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (xã Ba Vì, huyện Ba Vì) với chủ đề ”Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ”.

Sản phẩm góp phần tạo mô hình điểm về du lịch cộng đồng, từng bước đưa huyện Ba Vì trở thành trọng điểm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số, tăng khả năng thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tại núi rừng Ba Vì có nhiều dược phẩm quý. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các bài thuốc truyền thống từ thảo dược của người Dao quần chẹt ở Ba Vì. Đồng thời, trải nghiệm văn hóa ẩm thực, thưởng thức chương trình văn nghệ với show diễn thực cảnh, mô phỏng các lễ tục cổ của đồng bào Dao quần chẹt như Lễ cúng Bàn Vương, lễ cấp sắc, lễ Tết nhảy, trích đoạn đám cưới người Dao…

Tại điểm du lịch cộng đồng bản Miền, du khách ngoài việc được trải nghiệm những nét văn hóa đặc thù của người Dao, còn có thể hòa mình trong những hoạt động cộng đồng. Ảnh: Đinh Luyện

Ở nhiều địa phương trên địa bàn TP.Hà Nội, du lịch đã góp phần tạo việc làm,chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Chẳng hạn như: Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Khu Di tích Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức), Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), Điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)... Mặc dù giàu tiềm năng, song sản phẩm du lịch của các điểm đến còn hạn chế. Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, cần phải đầu tư vào hạ tầng, quảng bá điểm đến, thúc đẩy du lịch cộng đồng, tạo sự liên kết giữa di sản - làng nghề - các điểm tham quan, nghỉ dưỡng.  

Theo Sở Du lịch Hà Nội, việc xây dựng điểm đến du lịch khu vực ngoại thành phải làm từng bước và có sự đầu tư dài hạn. Để trở thành điểm đến thu hút đông du khách hay trở thành một tour du lịch hoàn chỉnh, các huyện cần có sự kết nối thường xuyên với doanh nghiệp lữ hành.

Địa phương cần quan tâm hơn đến cảnh quan môi trường, lắp đặt biển chỉ dẫn cho khách tham quan. Địa phương cũng cần có kế hoạch cụ thể, quy hoạch các phân khu chức năng đón tiếp, phục vụ khách, dịch vụ bổ trợ...Sở Du lịch Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn, chuẩn hóa bài thuyết minh, hỗ trợ huyện đào tạo chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ, người làm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho địa phương phát triển du lịch.

Bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp ngành, bản thân chính quyền và nhân dân địa phương cũng cần biết linh hoạt tiếp cận và huy động sự tham gia của cả cộng đồng vào khai phá, phát triển du lịch. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh để du khách biết đến những nét đặc sắc của vùng, từ đó dựng xây các điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch.

 

Minh Phương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline