Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Khai thác tài nguyên đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội bền vững

Thứ tư, 06/04/2022 20:04

TMO - Nhằm đảm bảo việc khai thác tài nguyên có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững, UBND huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa) đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến công tác hướng dẫn chủ mỏ cam kết khai thác đúng giấy phép, trữ lượng, đúng mốc giới, trọng tải.

Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có 31 mỏ khai thác khoáng sản các loại, gồm mỏ cát, mỏ đất, mỏ đá… với trữ lượng hàng triệu mét khối. Trong đó có 16 mỏ đá với tổng diện tích 68,68ha, trữ lượng được duyệt là 9.355.544m3; 5 mỏ cát tổng diện tích 20,43ha, trữ lượng được duyệt 859.168m3. Các mỏ hoạt động khai thác đã tạo thêm việc làm cho trên 1.600 lao động địa phương, đảm bảo nhu cầu vật liệu đá xây dựng trên địa bàn và góp phần vào phát triển kinh tế của huyện.

Huyện Vĩnh Lộc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững

Thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết, các doanh nghiệp khai thác đá hoạt động khai thác trữ lượng theo giấy phép được cấp, đồng thời đang đưa dần công nghệ cắt dây thay thế phương án nổ mìn, sản phẩm đá xây dựng các loại đáp ứng được nhu cầu xây lắp các công trình và nhu cầu của nhân dân. Mỏ cát, cơ bản chấp hành theo yêu cầu của giấy phép khai thác, đáp ứng cát xây dựng cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều tồn tại. Theo đó, một số doanh nghiệp xây dựng chưa đủ các hạng mục công trình như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, tình trạng xe chở quá tải chưa được ngăn chặn triệt để, công tác bảo vệ, khôi phục mốc giới mỏ, biển báo mất, hỏng chưa bổ sung kịp thời

Một số đơn vị khai thác chưa chấp hành nghiêm túc thời gian khai thác, thời gian khai thác tại mỏ chưa công khai, khai thác còn vi phạm, chưa tuân thủ theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt, còn vi phạm an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ không có mặt thường xuyên tại mỏ...

Để công tác khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện có hiệu quả, UBND huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp với các huyện lân cận: Thiệu Hóa và Cẩm Thủy xây dựng Quy chế phối hợp số 01/QCPH-UBND ngày 27/7/2021 trong công tác quản lý cát sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh.

Huyện sẽ thành lập các chốt trực, tổ chức trực 24/24 tại các điểm nóng thường xuyên khai thác khoáng sản trái phép. Triển khai thực hiện Đề án giám sát khai thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện… Phối hợp chặt chẽ với huyện Yên Định, huyện Cẩm Thủy thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp trong công tác quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa các huyện.

Huyện Vĩnh Lộc tăng cường phối hợp với các địa phương lân cận, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực giáp ranh 

UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết, theo quy định của Luật Khoáng sản, quản lý khoáng sản trách nhiệm trực tiếp là của chính quyền cơ sở, nhưng chính quyền cơ sở lại thiếu phương tiện, thiếu người điều khiển, thiếu công cụ hỗ trợ. Phương tiện tàu thuyền, ca nô để phục vụ công tác kiểm tra, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu, còn bất cập có khi phải thuê thuyền bên ngoài bị động ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, xử lý.

Ngoài ra, các mỏ khai thác cát thả phao mốc trên sông, các mốc phao dể bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Các phương tiện vi phạm (thuyền bơm hút cát) là tài sản và là nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình người vi phạm, nếu tạm giữ phương tiện sẽ không có bến bãi neo đậu đủ điều kiện trông coi, bảo quản khi vi phạm hành chính.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra xác định tọa độ mốc mỏ khai thác, độ sâu khai thác, đo độ bụi trong không khí, đo tiếng ồn trong quá trình khai thác không có nên khó khăn cho công tác quản lý.

Do vậy, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản trong thời gian tới, UBND huyện yêu cầu nêu cao trách nhiệm quản lý Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền cơ sở trong quản lý tài nguyên khoáng sản. Tham mưu tổ chức thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý tài nguyên khoáng sản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Tập trung yêu cầu các chủ mỏ công khai thời gian khai thác, sản lượng khai thác, số phương tiện, biển báo, mốc mỏ để nhân dân tham gia giám sát.

 

Hải Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline