Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 19:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ tư, 02/07/2025

Khai thác tài nguyên bản địa trong phát triển du lịch

Thứ hai, 27/06/2022 11:06

TMO - Thời gian qua, tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh khai thác tài nguyên văn hóa bản địa trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Qua đó, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. 

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, với địa hình đa dạng đã tạo cho tỉnh một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... Trong đó phải kể đến là rừng thông Măng Đen (huyện Kon Plong), vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy), khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đắk Glei), cột mốc Ba biên Việt Nam-Lào-Campuchia.

Tỉnh Kom Tum đang đẩy mạnh khai thác lợi thế tự nhiên tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray trong phát triển du lịch 

Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, Kon Tum cũng có một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng. Với lịch sử gần 110 năm hình thành và phát triển, các dân tộc tỉnh Kon Tum đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy và tạo nên nhiều giá trị văn hóa trở thành truyền thống tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh mới.

Cùng với các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa riêng của các tộc người thiểu số, thể hiện ở các loại hình như văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông - nhà dài, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát...

Tại tỉnh Kon Tum, tài nguyên văn hóa vật thể với 26 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, tài nguyên văn hóa phi vật thể với trên 200 di sản văn hóa phi vật thể đang còn duy trì trong các thôn, làng trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá quý báu của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Kon Tum nói riêng thu hút đông đảo du khách, hiện toàn tỉnh có 379 đội cồng chiêng. Hàng năm, các địa phương đều mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, vì vậy số lượng người biết đánh cồng chiêng ngày càng tăng.

Địa phương này đồng thời khai thác văn hóa bản địa đặc sắc trong phát triển du lịch cộng đồng 

Nhiều thôn làng trên địa bàn tỉnh vẫn còn lưu giữ những nếp nhà sàn nguyên sơ. Với cuộc sống quần cư và nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc còn lưu giữ trên 23 lễ hội truyền thống của các thành phần dân tộc thiểu số tại chỗ trên cơ sở nguyên gốc, nguyên bản do già làng và đồng bào tự thực hiện để vừa khôi phục lại môi trường văn hoá dân gian truyền thống vừa phát huy được giá trị các di sản phi vật thể. 

Với cộng đồng 43 dân tộc cùng chung sống; trong đó, có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Bahnar, Giẻ Triêng, Jrai, Hrê, Rơ Măm và Brâu, kho tàng văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum vô cùng phong phú, đa dạng. Kon Tum đã tận dụng lợi thế này, kết hợp với tài nguyên văn hóa bản địa trong phát triển du lịch cộng đồng, góp phần đem lại đời sống ổn định cho đồng bào dân tộc.

Hiện nay, ở nhiều thôn, làng, đồng bào đã biết phát huy tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng, gắn phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Bà con các làng như Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), làng Kon Pring (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), làng Kon Brăp Du (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy)… đã thành lập các đội cồng chiêng, múa xoang biểu diễn khi khách đến tham quan, trực tiếp dệt thổ cẩm tại nhà rông để du khách trải nghiệm và bán các sản phẩm dệt được.

Các làng du lịch cộng đồng với những hoạt động trải nghiệm như dệt thổ cẩm, đan nát ngày càng được phát triển. Ảnh NP 

Tại Nghị quyết về phát triển du lịch tại tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kon Tum nhấn mạnh tới quan điểm: Khai thác đa dạng tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh, trọng tâm là du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp...gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2025, gắn mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, tạo sinh kế cho người dân cùng với tạo dấu ấn riêng, độc đáo, đặc sắc của du lịch Kon Tum, trong thời gian tới ngành du lịch tỉnh Kon Tum sẽ tập trung phát triển thị trường khách du lịch nội địa, lấy thị trường khách du lịch nội địa làm động lực để phục hồi.

Đối với khách du lịch quốc tế, tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục mở rộng liên kết với các tỉnh trong khu vực qua các tuyến du lịch trong nước và quốc tế như các tuyến du lịch: Con đường xanh Tây Nguyên; Hành trình di sản Đông Dương; caravan hành trình qua các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam xuyên qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; ban hành cơ chế, chính sách; huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm du lịch, ưu tiên sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch. 

 

 

Minh Thanh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline