Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 19:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Khai thác tài nguyên bản địa trong phát triển du lịch bền vững

Thứ năm, 07/07/2022 21:07

TMO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đang khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa bản địa, đặc biệt là các di tích lịch sử-văn hóa để phát triển du lịch với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo.

Quảng Ninh là một trong những địa phương có tài nguyên di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, với hơn 600 di sản văn hóa vật thể là những đình, chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới và gần 3000 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể là những phong tục, tập quán, trò chơi dân gian, lễ hội của hơn 20 dân tộc.

Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch tại tỉnh Quảng Ninh 

Trong đó, nổi bật là 6 khu di tích Quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, đền Cửa Ông - Cặp Tiên, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô). Cùng với đó, tỉnh có trên 360 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê với 6 di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây chính là nguồn tài nguyên bản địa quý giá để tỉnh Quảng Ninh phát huy lợi thế trong việc tạo thế mạnh, thương hiệu và sự khác biệt cho sản phẩm du lịch. 

Những năm trở lại đây, các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh ngày càng được phục dựng nhiều hơn, cùng với mục đích bảo tồn văn hóa thì yếu tố kích cầu du lịch cũng là mục tiêu hàng đầu. Tiêu biểu như: Lễ hội truyền thống đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (Hạ Long); Ngày Kiêng gió, hội Soóng Cọ (Bình Liêu); Lễ hội đền Xã Tắc, lễ hội hoa sim biên giới năm 2022 (Móng Cái)...

Nhằm tăng cường công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu xây dựng Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Hiện tỉnh đang tập trung hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; tiếp tục phối hợp với thành phố Hải Phòng hoàn thiện hồ sơ Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trình UNESCO công nhận Di sản thế giới; triển khai xây dựng hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn).

Các lễ hội truyền thống tại tỉnh Quảng Ninh là nét đẹp văn hóa để thu hút đông đảo khách du lịch. Ảnh: Đình Chí 

Hiện khoảng 120 di tích, di sản của Quảng Ninh đã nằm trong các tour, tuyến du lịch cố định, trong đó có những di tích được các đơn vị lữ hành lựa chọn để thiết kế nhiều sản phẩm riêng, trọn gói để đưa vào khai thác. 

Các hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phục dựng và lưu giữ di sản văn hóa gắn với khai thác các loại hình du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng gắn với mô hình sinh kế nông nghiệp nông thôn, các sản phẩm OCOP đang từng bước được phát huy, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và sinh hoạt văn hóa, tìm hiểu về phong tục tập quán sinh hoạt của cộng đồng nhân dân, như trải nghiệm, khám phá tại Bình Liêu, trung tâm du lịch văn hóa lịch sử tại Quảng Yên, Vân Đồn.

Huyện vùng cao Bình Liêu quảng bá nét đẹp văn hóa hát Then đến đông đảo khách du lịch qua Ngày hội di sản vừa được tổ chức. Ảnh: La Lành 

Quảng Ninh xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án về phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Đề án phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh đảm bảo đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Cùng với nguồn tài nguyên về di tích- văn hóa, Quảng Ninh còn là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng, tạo cho địa phương sự phong phú, đa dạng về văn hóa. Các di sản văn hóa đặc sắc của Quảng Ninh trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái cho đến các đảo xa đất liền như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...

Những loại hình diễn xướng như hát giao duyên của ngư dân trên Vịnh Hạ Long, hát soóng cọ của người Sán Chỉ, hát soọng cô của người Sán Dìu, lễ cấp sắc của người Dao, những tác phẩm văn học truyền miệng và còn rất nhiều những sắc thái văn hóa đa dạng khác còn tiềm ẩn chưa được khai thác đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc tộc cho Quảng Ninh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh xây dựng thương hiệu du lịch của cho địa phương. 

Thời gian qua, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động xã hội hóa, ngoài việc phát triển du lịch từ các danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu đãi dành tặng, tỉnh Quảng Ninh đã gắn du lịch với các hình thái văn hóa của đồng bào dân tộc.

Tỉnh chú trọng đầu tư phát triển, định vị và quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Quảng Ninh dựa vào những giá trị nổi bật về di sản, những giá trị chân thực về văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Phát huy các giá trị di sản, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu di tích đúng quy cách sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch có chiều sâu và bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch cũng như vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Vịnh Hạ Long được tỉnh Quảng Ninh phát huy hiệu quả tiềm năng trong phát triển du lịch 

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm, tỉnh đón khoảng 5,5 triệu lượt du khách, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ, đạt 119,57% so với kịch bản. Tổng doanh thu du lịch đạt 12.129  tỷ đồng, tăng 131% so cùng kỳ, đạt 147,55% kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm. Quý II/2022, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 13 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực khai thác thị trường nội địa và thực hiện công tác xúc tiến du lịch quốc tế, sẵn sàng cơ sở vật chất, dịch vụ để đón các đoàn khách. Với những lợi thế về nguồn tài nguyên bản địa cùng những chính sách trong phát triển, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu năm 2022 đón từ 9,53 đến 10 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế.

 

 

Ngọc Ánh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline