Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo hướng bền vững

Thứ bảy, 25/02/2023 12:02

TMO - Dự thảo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 nhấn mạnh tới mục tiêu: Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoảng sản làm vật liệu xây dựng gắn với phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. 

Tổng hợp cơ sở khoa học, thực tiễn và các quy định, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch), đặt ra những quan điểm, mục tiêu như sau: Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD phải đảm bảo phát triển bền vững; bảo đảm quốc phòng - an ninh, chủ quyền quốc gia; đảm bảo nguồn khoáng sản dự trữ Quốc gia.

Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác. Quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo đảm công bằng xã hội, tôn trọng nguyên tắc thị trường; đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tiềm năng từng loại, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng. Sử dụng khoáng sản phải đảm bảo cân đối hài hòa giữa xuất khẩu, nhập khẩu, trước hết đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến. Chỉ xuất khẩu đối với các khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định, mà Chính phủ có chủ trương xuất khẩu theo từng giai đoạn cụ thể.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường; hướng tới đạt mục tiêu trung hòa carbon. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị tài nguyên khoáng sản, quan trắc, dự báo, quản trị môi trường, điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo môi trường.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm: Quy hoạch khai thác khoáng sản phải bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyệt đối không để ảnh hưởng, tác động đến những khu vực cần bảo tồn về thiên nhiên, văn hoá, lịch sử.  

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch khai thác hơn 800 khu vực khoáng sản trên địa bàn 41 tỉnh, thành phố để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong đó tập trung khai thác khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác, bổ sung khai thác mới các khu mỏ đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến mới. Ngoài nguyên liệu sản xuất xi măng, tập trung vào các loại khoáng sản: Cao lanh, felspat thạch anh, quartzit, cát trắng, đá hoa trắng, đá vôi làm vôi để sản xuất các sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Quy hoạch việc triển khai thăm dò 364 khu vực khoáng sản khác nhau, để xác định trữ lượng các loại khoáng sản chuẩn bị cho khai thác, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong đó, tập trung thăm dò cao lanh, felspat cho sản xuất gốm sứ; thạch anh, quartzit cho sản xuất đá nhân tạo và cát trắng, đá hoa, đá vôi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lập Quy hoạch vẫn còn một số nội dung vướng mắc như: Chồng lấn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, rừng tự nhiên hay khu vực địa phương cấp phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường...

Mới đây, tại phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các thành viên hội đồng thẩm định Quy hoạch cho ý kiến về cơ sở pháp lý, độ tin cậy của dữ liệu, dự báo trong quy hoạch; giải pháp công nghệ để xem xét mở rộng, khai thác tối đa những khu vực mỏ trước đây chưa thực hiện được; cân đối nhu cầu sử dụng khoáng sản của địa phương và liên vùng; các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; sử dụng vật liệu tái chế làm vật liệu xây dựng, nhằm giảm thiểu tác động, tổn hại đến cảnh quan môi trường, giữ gìn địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, hệ sinh thái quý hiếm... 

Phó Thủ tướng nêu rõ: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia nên chúng ta phải có trách nhiệm khai thác, sử dụng, bảo vệ. Đối với những khu vực có trữ lượng khoáng sản không đáng kể, không phải quy mô công nghiệp thì ưu tiên cho các hoạt động kinh tế-xã hội, kinh tế xanh. Khu vực có trữ lượng khoáng sản lớn, quy mô công nghiệp thì ưu tiên khai thác khoáng sản, không để lãng phí, sau đó thực hiện các hoạt động kinh tế-xã hội khác, trừ những khu vực có trữ lượng rất lớn, hoặc các hoạt động kinh tế-xã hội không ảnh hưởng đến mỏ/quặng khoáng sản. Quy hoạch khai thác khoáng sản phải bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyệt đối không để ảnh hưởng, tác động đến những khu vực cần bảo tồn về thiên nhiên, văn hoá, lịch sử. 

Đối với việc phân cấp cho địa phương thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng trên địa bàn, nếu phát hiện những loại khoáng sản đi kèm có giá trị cao hơn nhiều lần, Phó Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo bổ sung, tránh tình trạng lợi dụng, khai thác trái phép. Không đưa vào Quy hoạch những khu vực mới chỉ có thông tin ban đầu, chưa điều tra, khảo sát, thăm dò; không gắn Quy hoạch với những dự án chi tiết, cụ thể; việc điều chỉnh Quy hoạch phải tuân theo quy định của pháp luật, Luật Quy hoạch.

 

 

Hoàng Tùng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline