Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 13:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước

Thứ năm, 02/06/2022 12:06

TMO - Xác định tài nguyên nước giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An đã tăng cường triển khai các giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 487 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tổng công suất thiết kế 60.140m3/ngày.đêm, công suất khai thác hiện tại 34.980m3/ngày đêm. Trong tổng số 487 công trình cấp nước thì hiện có khoảng 230 công trình hoạt động kém hiệu quả, một số công trình đã ngừng hoạt động (chủ yếu là các công trình cấp nước mô hình tự chảy), 257 công trình còn lại đang sử dụng và hoạt động ở mức tốt và trung bình.

Nghệ An được đánh giá là địa phương có tài nguyên nước mặt phong phú 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, trên toàn tỉnh hiện nay có khoảng 1777 công trình khai thác, sử dụng nước mặt, trong đó có khoảng 625 hồ chứa, 248 đập dâng, 563 trạm bơm, 96 công trình cấp nước công nghiệp và 503 công trình cấp nước sinh hoạt.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 18/20 đô thị đã có hệ thống cung cấp nước sạch với tổng công suất thiết kế là 113.000 m3/ngày.đêm, tỷ lệ người dân đô thị được sử dụng nước sạch trung bình khoảng 80%, ở khu vực thành phố Vinh, khu trung tâm đạt 94%, trung bình toàn thành phố đạt 82%. Các đô thị khác đạt từ 30% - đến 95,5%, trung bình đạt khoảng 60%.

Về cấp nước công nghiệp, trên toàn tỉnh có 03 Khu công nghiệp và 14 Cụm công nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh các KCN tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán như khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất đá, khai thác quặng, chế biến thủy sản phần lớn khai thác từ nguồn nước mặt. 

Đối với tài nguyên nước ngầm, theo Báo cáo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tài nguyên nước ngầm của địa phương này tồn tại trong 21 tầng chứa nước, trong đó có 17 tầng chứa nước khe nứt và 4 tầng chứa nước lỗ hổng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các kết quả tính toán cho thấy tổng trữ lượng khai thác tiềm năng các tầng chứa nước của tỉnh Nghệ An là 2.404.529 m3/ngày.

Mặc dù, được đánh giá có trữ lượng lớn, tuy nhiên tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang đối diện với nhiều thách thức, trong đó hiện tượng nhiễm mặn các tầng chứa nước ở khu vực ven biển, hiện tượng khan hiếm nước ở các vùng núi cao, hiện tượng sụt lún, hạ thấp mực nước ở các vùng có mức độ khai thác lớn.

Ngoài ra, tình trạng khai thác chưa đăng ký, cấp phép, các tổ đội khoan được hình thành, hoạt động khắp trong địa bàn tỉnh, các giếng khai thác cũ bị hỏng, không sử dụng chưa được trám lấp, .... những thách thức này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm hạn chế những tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, từ đó khai thác hiệu quả nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Tài nguyên nước được cung cấp cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh  

Trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý cũng như các Dự án chuyên môn để quản lý việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm hiệu quả và đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh một cách bền vững.

UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 1646/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục, Bản đồ phân vùng hạn chế và vùng đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (gồm vùng hạn chế 1, có 1.219 vùng, với tổng diện tích 567,18 km2; vùng hạn chế 3, có 97 vùn, với tổng diện tích 675,56 km2 và vùng hạn chế hỗn hợp, có 122 vùng, với tổng diện tích 134,51 km2). 

Thời gian qua, ở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai Dự án “Điều tra, đánh giá tiềm năng và trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác trên địa bàn tỉnh Nghệ An”- giai đoạn 1” nhằm đánh giá trữ lượng tiềm năng, trữ lượng có thể khai thác, chất lượng tài nguyên nước và xây dựng được bộ bản đồ tài nguyên nước dưới đất khu vực phía Đông của tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh triển khai Chương trình “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước“ để cung cấp nước sinh hoạt ở một số huyện: Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương...với 38 công trình giếng khoan và đã bàn giao cho địa phương quản lý, đưa vào cho nhân dân sử dụng.

 

Minh Thoa 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline