Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Khai thác phát triển du lịch bền vững tại Công viên địa chất Lạng Sơn

Thứ tư, 03/04/2024 13:04

TMO - UBND tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, đồng thời đẩy mạnh triển khai các giải pháp bảo tồn, khai thác phát triển du lịch bền vững tại khu vực này. 

Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021, đến năm 2023 điều chỉnh phạm vi ranh giới lên 8 huyện, thành phố, diện tích khoảng 4.842km2, dân số khoảng 627.000 người (chiếm 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh). Đây là nơi có hệ thống hóa thạch cổ sinh phong phú, cho thấy lịch sử sự sống trong hàng trăm triệu năm, với thời điểm xa nhất là 500 triệu năm trước. Có những hóa thạch cho thấy trước đây Lạng Sơn từng là vùng biển. 

Công viên địa chất Lạng Sơn có những cảnh quan nổi tiếng như: Những dãy núi đá thấp trùng điệp bao quanh những thung lũng, bản làng ở xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng); hang động là nơi cư trú người tiền sử, như hang Thẩm Khuyên (huyện Bình Gia)… Giá trị khác biệt của Công viên địa chất Lạng Sơn với các công viên địa chất khác của Việt Nam đó là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu.

Các ngôi đền tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn phần lớn đều nằm trong vùng lõi của Công viên địa chất, trong đó tập trung nhiều và phổ biến nhất là huyện Hữu Lũng và Chi Lăng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch tâm linh gắn với xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động của Công viên địa chất Lạng Sơn. Một số ngôi đền, chùa tiêu biểu như: Đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng); đền Chầu Năm, đền Chầu Mười (huyện Chi Lăng); chùa Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn)…

Công viên địa chất Lạng Sơn có những cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, tạo ấn tượng trong lòng du khách. 

Theo đánh giá của đoàn chuyên gia UNESCO, tỉnh Lạng Sơn đang sở hữu những di sản địa chất vô cùng quý giá có niên đại hàng vạn năm. Nhiều di sản trong số này đã được nghiên cứu và đăng trên các tạp chí quốc tế như: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Bình Gia); hang Dơi (Bắc Sơn); mỏ than Na Dương (Lộc Bình) với số lượng lớn hóa thạch động thực vật có giá trị cao về mặt khoa học – tiêu biểu mỏ than Na Dương được ví như một “Viên ngọc quý” của vùng Công viên địa chất Lạng Sơn… Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự nổi bật và thuyết phục cho việc xây dựng hồ sơ trình công nhận Công viên địa chất toàn cầu. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch vùng Công viên địa chất. 

Hiện nay, hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn đã được trình lên UNESCO, đồng thời tỉnh Lạng Sơn cũng khẩn trương hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng và cảnh quan, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/20­24 để đón đoàn chuyên gia thẩm định danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu toàn cầu Lạng Sơn, hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững. 

Với chủ đề "Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng", các tuyến, điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn đang được tập trung xây dựng trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, với các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử hình thành thế giới tự nhiên và cảnh quan địa chất, sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn. 

Có tổng cộng 4 tuyến với 38 điểm du lịch đang được triển khai tại Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn. Hành trình khám phá các tuyến chủ yếu đi qua trục đường Quốc lộ 1A, 1B, 4B và 279, mỗi tuyến có từ 7 đến 11 điểm tham quan đa dạng khác nhau. 

Tuyến “Khám phá thế giới Thượng ngàn” là hành trình tham quan đầu tiên gắn với màu áo xanh của Thánh Mẫu thượng ngàn. Tuyến du lịch này có 8 điểm, quãng đường khoảng 120 km, khởi nguồn từ đền Bắc Lệ của huyện Hữu Lũng - là địa điểm nổi tiếng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, nơi đặt Trung tâm Thông tin CVĐC Lạng Sơn. Ngoài tham quan di sản địa chất đặc trưng thung lũng núi đá vôi, trên tuyến còn có các điểm Thung lũng thần tiên Đồng Lâm thơ mộng, các làng bản homestay yên bình của người Tày xã Hữu Liên, khu di tích lịch sử ải Chi Lăng, chứng tích của các vụ phun trào núi lửa lục địa.

Các tuyến du lịch được xây dựng gắn với giá trị địa chất, văn hóa đặc trưng của từng vùng của Công viên địa chất Lạng Sơn. 

"Hành trình về miền thiên giới" là tuyến du lịch số 2 gắn với màu áo đỏ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh với 11 điểm tham quan, quãng đường khoảng 130 km. Mở đầu là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, qua đền Mẫu Đồng Đăng đến các điểm dọc Quốc lộ 1B về miền quê hương cách mạng Bắc Sơn anh hùng. Những địa danh, như cầu Khánh Khê, rừng hồi xứ Lạng, hang Thẩm Khuyên-Thẩm Hai, dòng sông ngầm tại điểm du lịch sinh thái suối Mỏ Mắm, Ký ức biển Khuổi Nọi nơi thành lập đội Cứu quốc quân đầu tiên của QĐND Việt Nam, đến vườn quýt Hang Hú độc đáo, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn… đã gắn các giá trị di sản địa chất, quá trình tiến hóa sự sống tiêu biểu của loài người tiền sử lâu đời nhất Việt Nam, từ nền văn hóa Bắc Sơn, cho đến vùng quê hương cách mạng quật khởi yên bình ẩn hiện trong thung lũng lúa vàng tạo nên một hành trình tham quan kỳ thú.

"Cuộc sống dân dã nơi trần thế" là tuyến du lịch số 3 gắn với màu vàng đặc trưng của tượng đồng nguyên bản các vị Thánh Mẫu. Có 9 điểm tham quan trên hành trình khoảng 130 km, khởi nguồn từ huyện Bắc Sơn. Đón bình mình trên làng bản văn hóa Tày xã Quỳnh Sơn, trải nghiệm nghề làm ngói âm dương thủ công truyền thống, những cánh rừng hồi Văn Quan xanh ngút mắt, đến cảnh quan cát-tơ thung lũng đá vôi, thăm đền Chầu Mười linh thiêng giữa núi rừng, trải nghiệm nghề làm cao khô Vạn Linh với đồng bào dân tộc Nùng, tận mắt chiêm ngưỡng các hóa thạch động vật biển kỷ Devonian gần 400 triệu năm trước hay hóa thạch Cúc đá huyện Chi Lăng, chinh phục hang Gió kỳ vĩ… xứng đáng là những trải nghiệm thú vị.

"Khám phá thủy cung" là chủ đề của tuyến du lịch số 4, gắn với màu áo trắng của Thánh Mẫu Thoải. Có 10 điểm tham quan trên quãng đường khoảng 80 km, bắt đầu từ chùa Tam Thanh, theo Quốc lộ 4B đi về hướng Lộc Bình, qua chùa Bắc Nga thâm nghiêm cổ kính, hành trình đến với vùng núi Mẫu Sơn ẩn hiện trong mây núi quanh năm trong lành mát mẻ, đến đài quan sát ngắm toàn cảnh vùng trũng Na Dương - nơi được ví như "cửa sổ nhìn về thế giới cổ đại", nơi phát hiện hàng loạt hóa thạch niên đại khoảng 40 triệu năm trước, một địa điểm quan trọng thu hút sự quan tâm nghiên cứu tìm hiểu và khám phá. Hành trình còn qua các điểm thác Bản Khiếng, chùa Tiên, đền Mẫu Thoải linh thiêng…

Tỉnh Lạng Sơn kỳ vọng phát triển du lịch bền vững dựa vào các giá trị cốt lõi của Công viên địa chất Lạng Sơn thông qua xây dựng 4 tuyến du lịch với 38 điểm đến. Phát huy giá trị địa chất là giải pháp quan trọng để thúc đẩy du lịch. Cụ thể, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 2010, Hà Giang được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu thì chỉ sau 1 năm số lượng khách du lịch đến với Hà Giang (năm 2011) đã đạt 330.000 lượt khách. Bên cạnh đó, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 337 tỷ đồng và đến năm 2023 khách du lịch đến với Hà Giang đã đạt trên 3 triệu lượt khách với doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên 7,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 14,6% GDP của Hà Giang.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn cho biết, tỉnh đã bạn hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển du lịch. Hiện tỉnh có gần 300 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, trong đó có tổng số 3.784 buồng, số buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao là 421. Năm 2023, tỉnh đón 3,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch nội địa 3,88 triệu lượt, khách du lịch quốc tế đạt 34.500 lượt; doanh thu du lịch đạt 3.135 tỷ đồng. Hiện nay, hạ tầng du lịch Lạng Sơn đang được cải thiện rõ rệt. Toàn tỉnh có 298 cơ sở đạt tiêu chí với hơn 3.900 buồng. Có hơn 60 homestay, 320 nhà hàng cơ sở ăn uống. Có những nhà hàng có thể đáp ứng 3.000 lượt khách/ngày đêm. Đây là những nền tảng để Lạng Sơn có thể khai thác phát triển du lịch nói chung, du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng. 

Nhiều ý kiến cho rằng, để du lịch Lạng Sơn phát triển với điểm nhấn là Công viên địa chất Lạng Sơn thì việc kết nối tour-tuyến giữa các tỉnh lân cận với các điểm đến của Lạng Sơn là rất quan trọng và cần thiết. Cùng với đó, sản phẩm du lịch phải luôn được đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng cần sớm được đầu tư và hoàn thiện, đáp ứng đa dạng các đối tượng khách, đặc biệt là nhu cầu du lịch chất lượng cao đang có xu hướng gia tăng... Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người và các điểm đến của Lạng Sơn.

Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, trong đó có di sản địa chất, gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế quan trọng năm 2025 và ngành kinh tế mũi nhọn năm 2023. 

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline