Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/01/2025 10:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/01/2025

Khai thác, phát huy tiềm năng du lịch công viên địa chất

Thứ tư, 25/12/2024 06:12

TMO - Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch bền vững của địa phương. Việc triển khai các sản phẩm du lịch là con đường ngắn nhất để Lạng Sơn tạo nên thương hiệu và tự khẳng định mình trên bản đồ du lịch. Đồng thời góp phần tạo động lực để địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình địa mạo và địa chất tự nhiên đa dạng với khoảng 200 hang động. Cùng với đó, những đặc điểm về lịch sử kiến tạo địa chất, cảnh quan trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn được tạo thành từ 5 dạng địa hình tiêu biểu là kiến tạo, xâm thực, bóc mòn, tích tụ và karst (hiện tượng bị phong hoá của núi đá vôi).

Nhiều hang động độc đáo, chứa các di tích khảo cổ, văn hóa, lịch sử có giá trị như hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (Bình Gia), di chỉ Hang Dơi (Bắc Sơn), hang Gió (Chi Lăng), hang động Nhị - Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn)… Những tài nguyên này là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch vùng Công viên địa chất như thám hiểm hang động, leo núi thể thao, dù lượn, trekking…

Vùng Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn được phân chia thành 24 hệ tầng địa chất, trong đó có 15 hệ tầng lần đầu tiên được xác lập tại tỉnh Lạng Sơn. Các vận động kiến tạo trong khoảng từ 65-23 triệu năm trước đã góp phần tạo ra những di sản địa chất và cảnh quan đa dạng như ngày nay.

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào xây dựng thành công mô hình CVĐC toàn cầu Lạng Sơn, việc phát triển loại hình du lịch địa chất sẽ là một nhiệm vụ tất yếu trong chiến lược phát triển địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và địa chất là tiềm năng lớn cho việc mở rộng du lịch địa chất tại vùng CVĐC Lạng Sơn. Du lịch địa chất sẽ tạo ra sự kích thích đáng kể góp phần đẩy mạnh nền kinh tế của vùng CVĐC Lạng Sơn nói riêng, tỉnh Lạng Sơn nói chung cũng như nâng cao nhận thức về khoa học, bảo tồn di sản địa chất của các du khách và cộng đồng địa phương.

Đại diện Viện Địa chất - Khoáng sản, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tiềm năng di sản địa chất ở Lạng Sơn khá phong phú, thể hiện qua hệ thống các hang động rất nhiều và đồ sộ, độ dài lớn, trong hang có nhiều thạch nhũ với nhiều dạng, hầu hết đều được bảo tồn nguyên vẹn. Hệ thống các vùng trũng hoặc thung lũng giữa núi, tạo nên các hồ nước tự nhiên ở lưng chừng núi. Đặc điểm này khá khác biệt so với các cảnh quan ở tỉnh Cao Bằng hay Đồng Văn, tỉnh Hà Giang…Những tài nguyên kể trên đang là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch vùng CVĐC như: thám hiểm hang động, leo núi thể thao, dù lượn, trekking…

CVĐC Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách khám phá. (Ảnh minh hoạ: DT). 

Việc chú trọng phát triển loại hình du lịch địa chất sẽ không gây áp lực cho đầu tư hạ tầng, mà ngược lại giúp tỉnh Lạng Sơn có thời gian quy hoạch lại bài bản chiến lược phát triển du lịch, từng bước xây dựng và mở rộng thị trường du khách tiềm năng, góp phần khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch trong nước cũng như thế giới. Đặc biệt, với việc chính thức được UNESCO công nhận danh hiệu, CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn đã chứng minh được các yếu tố đặc trưng về địa chất, địa mạo, văn hóa và đa dạng sinh học mang tầm quốc tế và khu vực để phát triển loại hình du lịch CVĐC.

Lãnh đạo trường Đại học Mỏ - địa chất Hà Nội cho rằng, ở Lạng Sơn, du lịch địa chất đang có tiềm năng rất lớn. Trong các ngành đào tạo của trường có ngành du lịch địa chất, vì vậy, trong năm 2024, trường đã phối hợp với Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn tiến hành khảo sát các điểm trong tuyến du lịch của vùng CVĐC Lạng Sơn.

Trên cơ sở đó, trường sẽ xây dựng và tổ chức các chương trình thực tập đối với sinh viên ngành du lịch địa chất để tìm hiểu về địa chất, địa mạo cảnh quan, di sản địa chất và phương thức làm du lịch địa chất của Lạng Sơn. Đại diện Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc xây dựng và phát triển CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong đó, phát triển du lịch địa chất là một xu hướng mới và phù hợp với nhiều tiềm năng địa chất hấp dẫn của tỉnh, tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, giao thông, nông nghiệp, môi trường…, là giải pháp hiệu quả nhằm góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Trước sự đa dạng của địa hình địa mạo và địa chất tự nhiên phong phú với khoảng 200 hang động, ngày 8/9/2024, Hội đồng CVĐC toàn cầu UNESCO đã công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO.

Theo đó, từ sau khi được công nhận đến nay, Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn đã tích cực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu khả năng hợp tác khai thác hệ thống hang động CVĐC như những điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.

Tiêu biểu, từ tháng 9/2024 đến nay, Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan đã tham dự các cuộc họp tại Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản, xúc tiến hợp tác tư vấn xây dựng và phát triển CVĐC Lạng Sơn; tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu Việt Nam, Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO.

Trong tháng 12/2024, Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn tiếp tục phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành khảo sát một số hang động tại huyện Lộc Bình và huyện  Bắc Sơn. Tại các chuyến khảo sát, đoàn sẽ lựa chọn một số điểm nổi bật về phong cảnh, văn hóa kết nối với điểm du lịch hang động để ghi lại hình ảnh đẹp, xây dựng video clip du lịch phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá.

Tỉnh Lạng Sơn tiếp tục xây dựng các kế hoạch để thúc đẩy phát triển du lịch tại CVĐC Lạng Sơn. (Ảnh minh hoạ). 

Qua khảo sát, các thành viên trong đoàn đã trao đổi, thảo luận, phân tích những thuận lợi, khó khăn, từ đó thống nhất, đưa ra định hướng làm cơ sở hợp tác lâu dài, thúc đẩy phát triển du lịch hang động vùng CVĐC Lạng Sơn. Với tiềm năng phong phú, đa dạng, khám phá hang động đang trở thành một nhân tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn cho du lịch Xứ Lạng, hứa hẹn bước phát triển đột phá cho du lịch địa phương.

Đại diện Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hữu Lũng cho biết, huyện Hữu Lũng có đặc điểm của vùng núi đá vôi, có di sản địa chất phong phú với khá nhiều hang động đẹp, kỳ vĩ, xen lẫn là các thung lũng, đèo dốc với khung cảnh thiên nhiên đa dạng.

Đây là tiềm năng quan trọng để phát triển các sản phẩm du lịch địa chất, hiện nay, Hữu Lũng đã bước đầu phát triển loại hình du lịch thể thao tại xã Yên Thịnh, vừa qua, đoàn khảo sát của Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn đã phối hợp với một số đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khảo sát thêm một số hang động mới để đưa vào các tuyến du lịch trải nghiệm như: Hang Nước xã Yên Thịnh; núi Thủng xã Yên Sơn... thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục quảng bá, giới thiệu các giá trị tiêu biểu vùng CVĐC Lạng Sơn cũng như đẩy mạnh tuyên truyền các điểm đến mới nhằm tạo điểm nhấn, thu hút đông du khách tới địa bàn.

Nhờ những giải pháp hiệu quả, du khách đã và đang có rất nhiều ấn tượng tốt đẹp về CVĐC Lạng Sơn. Với những hướng đi đúng đắn cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh; việc phát triển du lịch vùng CVĐC đạt hiệu quả tích cực. Danh tiếng của CVĐC Lạng Sơn ngày càng được đông đảo du khách gần xa biết tới. Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tại các huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn, khẳng định những tiềm năng, giá trị mang tầm quốc tế về di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, từ đó sẽ tập trung trong công tác xúc tiến quảng bá, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch tương xứng với tiềm năng giá trị của Công viên địa chất toàn cầu.

 

 

Hữu Thịnh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline