Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 05:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Khai thác những lợi thế trong phát triển du lịch bền vững

Thứ bảy, 12/11/2022 10:11

TMO - Thời gian qua, nhằm tạo sức bật trong phát triển du lịch, UBND tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các sở, ngành địa phương tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới và đa dạng, mang nét đặc trưng vốn có của tỉnh. 

Về tiềm năng phát triển du lịch tại địa phương, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, nhờ lợi thế dòng sông Tiền mang đậm phù sa trải dài từ huyện Cái Bè đến thành phố Mỹ Tho đã tạo tiền đề cho du dịch sinh thái ở tỉnh Tiền Giang phát triển. Hàng năm, bình quân lượng khách du lịch đến Tiền Giang khoảng 750 nghìn lượt, trong đó trên 60% khách quốc tế. Theo đó, 10 tháng năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh trên 600 nghìn lượt, trong đó có 36 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu trên 300 tỷ đồng. 

Tỉnh Tiền Giang tận dụng những lợi thế của miền sông nước, phát triển du lịch sinh thái tại các cù lao 

Thế mạnh của du lịch Tiền Giang còn gắn liền với những di tích văn hóa - lịch sử và sinh thái như: Di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI (sau công nguyên) ở huyện Chợ Gạo; di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút ở huyện Châu Thành, di tích chiến thắng Ấp Bắc ở huyện Cai Lậy, Lũy Pháo đài ở huyện Tân Phú Đông; nhiều lăng mộ, đền chùa: Lăng mộ Trương Định, Lăng mộ Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… 

Theo thống kê, toàn tỉnh có 182 di tích văn hóa lịch sử, căn cứ cách mạng được xếp hạng được người dân xa gần biết đến; trong đó có 01 di tích Quốc gia đặc biệt (di tích Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút), 21 di tích cấp Quốc gia, 160 di tích cấp tỉnh. Tiền Giang cũng là cái nôi của đờn ca tài tử, nơi bảo tồn 17 lễ hội dân gian và phong phú về ẩm thực là điều mà tạo cho du khách tìm đến để khám phá cũng như thưởng thức các sản phẩm vật chất và tinh thần.

Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Thu Hoài 

Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh khai thác các sản phẩm sông nước miệt vườn ở cù lao Thới Sơn (TP. Mỹ Tho); tham quan Làng cổ Đông Hòa Hiệp, chợ nổi và làng nghề truyền thống (huyện Cái Bè); vườn cây ăn trái cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy); tham quan khu du lịch biển Tân Thành, Trại rắn Đồng Tâm, di tích lịch sử Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút; chiến thắng Ấp Bắc; tham quan các làng nghề truyền thống, thưởng thức trái cây đặc sản, ẩm thực, nghe đờn ca tài tử… Tỉnh còn thực hiện liên kết, hợp tác phát triển vùng để cùng khai thác, bổ sung sản phẩm đặc trưng cho nhau giữa các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, có 2 khu du lịch là Cái Bè và Thới Sơn thực hiện liên kết tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến ngoài tỉnh khá hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Tiền Giang nhìn chung vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như: Chi tiêu của khách du lịch còn thấp; dịch vụ du lịch chưa đa dạng và phong phú; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng điểm đến chưa cao; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở tỉnh có quy mô vừa và nhỏ; một số doanh nghiệp không có sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài, chỉ khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên và văn hóa sẵn có; cơ sở hạ tầng phát triển du lịch chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển du lịch; việc mời gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết: Theo quy hoạch của ngành Du lịch, tỉnh đã hình thành 03 vùng sinh thái tự nhiên, rất thuận lợi để phát triển du lịch gồm: Vùng du lịch hệ sinh thái nước ngọt, vùng du lịch hệ sinh thái ngập mặn và vùng du lịch hệ sinh thái nước ngập phèn. Trong đó, vùng du lịch hệ sinh thái nước ngọt gồm các vùng cây trái trên các cù lao và vùng dân cư nằm dọc sông Tiền của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thành phố Mỹ Tho, với những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa, kênh rạch chằng chịt mênh mông sông nước… Một trong những điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước là làng cổ Đông Hòa Hiệp ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè.

Chợ nổi Cái Bè là một trong những nét đặc sắc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 

Vùng sinh thái ngập phèn đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tái hiện ở vùng rừng ngập phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước. Với khu trung tâm 100 ha và vùng đệm xung quanh là 1.800 ha rừng tràm ở xã Thạnh Tân (huyện Tân Phước) hiện là Khu du lịch sinh thái độc đáo của tỉnh Tiền Giang. Đây còn là khu bảo tồn sinh thái ngập phèn độc đáo ở Nam bộ với những loài động, thực vật đặc hữu như: Tràm vó, sao, súng, bàng, lác, chim, cò, trăn, rùa, ong mật...

Định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới là xây dựng những sản phẩm có chất lượng cao sát với tình hình thực tế của địa phương. Sản phẩm du lịch bao gồm các làng nghề, sản phẩm của người dân địa phương, văn hóa, lễ hội, sự kiện. Tỉnh cũng sẽ quan tâm xây dựng phát triển du lịch cộng đồng với tinh thần mở rộng, nâng cao tiềm năng của địa phương trong phát triển du lịch gắn với trách nhiệm của người dân, cộng đồng, xã hội. 

Tăng cường liên kết, kết nối các tour tuyến du lịch, các doanh nghiệp không chỉ của Tiền Giang mà còn với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và cả nước. Điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu mới, thay đổi mới của du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, gắn phát triển du lịch với nhu cầu kêu gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh của Tiền Giang đối với bạn bè trong và ngoài nước.

Tỉnh Tiền Giang chú trọng giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng đạt chuẩn; đổi mới cơ chế, chính sách về mở rộng điều kiện huy động vốn đầu tư ưu tiên cho xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, đầu tư nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng. Đặc biệt là phát huy vai trò du lịch cộng đồng để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.

 

 

Hoàng Giang 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline