Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 08:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Khai thác lợi thế thúc đẩy du lịch phát triển bền vững

Thứ bảy, 30/07/2022 07:07

TMO - Nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, Gia Lai là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh và những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa như Jrai, Ba Na… Những đặc trưng riêng biệt này đã làm nên sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách đến với địa phương này. 

Đối với tài nguyên phát triển du lịch sinh thái, tỉnh Gia Lai hiện có có 2 khu vực rừng nguyên sinh lớn là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đang đề nghị để được công nhận là Khu sinh quyển thế giới. Hai khu vực rừng nguyên sinh này với đa dạng động, thực vật và các thác nước tuyệt đẹp, khí hậu ôn hòa.

Đồng thời, Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch là Khu du lịch quốc gia rộng trên 6.000 héc-ta; các ngọn núi lửa âm và dương như: Hàm Rồng, Chư Đăng Ya, Biển Hồ; các thác nước thiên nhiên hùng vĩ: thác Phú Cường, thác Mơ, thác Chín Tầng...là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch. 

Ngày hội hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đang Ya là điểm nhấn độc đáo trong phát triển du lịch tại Gia Lai. Ảnh: Phan Nguyên 

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có các di tích khảo cổ nổi tiếng xác định niên đại loài người ở Việt Nam có ở Gò Đá, Rộc Tưng (thị xã An Khê) với trên 80 vạn năm; quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo; các di tích: Tượng đài chiến thắng Đak Pơ, Nhà lao Pleiku, Quốc môn (Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh).... là điểm nhấn độc đáo cho du lịch tâm linh gắn với chuỗi du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử phát triển. 

Với 35 cộng đồng dân tộc sinh sống, tỉnh Gia Lai đang tập trung đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng ở các làng như: Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), làng Ốp (TP. Pleiku), làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah), làng Kon Mahar, làng Kon Pơdram (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa), làng Vai Viêng (xã Ayun, huyện Mang Yang), làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai), làng nghề truyền thống xã Glar (huyện Đak Đoa).

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn có lợi thế lớn để liên kết phát triển vùng miền, quốc gia. Địa phương này nằm trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, trầm tích văn hóa, đa sắc màu các dân tộc là sợi dây liên kết để ba quốc gia kết nối cùng phát triển du lịch.

Về thiên nhiên, nếu Gia Lai có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thì tỉnh Ratanakiri (Campuchia) có Vườn quốc gia Virachey, Khu Bảo tồn động vật hoang dã Lumphat, rừng Nong Kabat; tỉnh Attapeu (Lào) có cao nguyên Boloven, Khu Bảo tồn sinh thái quốc gia Dong Ampham.

Gia Lai sở hữu tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển 

Gia Lai có thác 50, thác Phú Cường, thác Mơ, thác Đôi, Biển Hồ… thì nước bạn Lào cũng có hệ thống thác ghềnh phong phú như: thác Phạ Phoong, Noong Phạc, Xe Pha, Xe Poong Lay, hồ Kay Ôộc. Campuchia cũng không kém cạnh với thác OuSean Lair, thác Kachang…

Ba quốc gia này còn có những nét tương đồng trong văn hóa-tín ngưỡng. Cụ thể, Campuchia nổi tiếng là đất nước chùa tháp với kiến trúc độc đáo, Lào sở hữu nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, Việt Nam hội tụ nhiều trầm tích văn hóa, lịch sử có giá trị không chỉ đối với quốc gia mà còn với nhân loại như Di chỉ khảo cổ thời đại Đá cũ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

Trong kế hoạch phát triển du lịch năm 2022, ngành du lịch tỉnh tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm (nhảy dù, leo núi) tại núi lửa Chư Đang Ya, trekking xuyên rừng, thác trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Du thuyền trên sông Sê San, thưởng thức đặc sản cá sông Sê San tại làng chài...

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao mạo hiểm tại thác 50... (Ảnh minh họa) 

Tìm hiểu văn hóa cồng chiêng tại các buôn làng; Du lịch nông thôn tại các vườn cây ăn quả, trang trại cà phê, mua sắm sản phẩm nông nghiệp OCOP; Du lịch tâm linh với chùa Minh Thành- chùa Bửu Minh; Tham quan một số thắng cảnh, công trình nổi tiếng như Biển Hồ, quảng trường Đại Đoàn kết, thủy điện Ia Ly.

Nhằm phát huy lợi thế trong phát triển du lịch bền vững, tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch phát triển du lịch năm 2022, trong đó có 7 nội dung trọng tâm phục hồi, kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh gồm: Tập trung đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch; Kêu gọi đầu tư vào các điểm có định hướng phát triển du lịch; Duy trì các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao thường xuyên nhằm thu hút khách đến tham quan; Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

Đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và trong khu vực; Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức về du lịch đối với các cấp, ngành, địa phương. Theo đó, thời gian qua ngành du lịch Gia Lai đã tăng cường tham gia các sự kiện nhằm đưa hình ảnh tỉnh nhà đến gần hơn với đông đảo người dân và du khách. 

Đặc biệt, hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Gia Lai với các tỉnh, thành phố trong khu vực đã phát huy hiệu quả, triển khai các chương trình ký kết hợp tác với các địa phương như: Hà Nội, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lắk...

Các hoạt động liên kết tập trung vào việc nối ghép tour, tạo sản phẩm chung của vùng Tây Nguyên, hỗ trợ nhau trong công tác quảng bá du lịch, tham gia gian hàng chung tại các hội chợ du lịch, tổ chức famtrip (khảo sát du lịch), liên kết website du lịch.

Nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch với bạn bè quốc tế, trong thời gian tới địa phương chú trọng việc giới thiệu các nhà đầu tư đến Gia Lai khảo sát, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch; Liên kết, tìm kiếm cơ chế đầu tư phát triển, tạo bước đột phá trong khai những công trình có tầm ảnh hưởng lớn.

 Liên kết, hỗ trợ để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch ở các thị trường quốc tế; Tổ chức mời các đoàn doanh nghiệp lữ hành quốc tế từ các thị trường gửi khách quan trọng, trọng điểm đến trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm du lịch để có cơ sở đưa các điểm đến, các chương trình tour của tỉnh vào danh sách các sản phẩm bán cho du khách của doanh nghiệp và đối tác quốc tế. 

 

 

Khánh Nam 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline