Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Khai thác lợi thế phát triển du lịch xanh, bền vững

Chủ nhật, 07/04/2024 07:04

TMO - Tỉnh Lào Cai đang tìm giải pháp phát triển du lịch Sa Pa trở thành du lịch xanh, theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo nên những sản phẩm mang tính đặc trưng miền núi, dân tộc, địa phương.

Sa Pa là thị xã trẻ của tỉnh Lào Cai được nâng cấp thành thị xã từ năm 2020. Sa Pa là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng với 120 năm hình thành và phát triển. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo, Sa Pa là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. 

Thông tin từ UBND thị xã Sa Pa cho biết, trong những năm qua, với sự chung tay của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, hoạt động du lịch của Sa Pa ngày càng phát triển cả về chất và lượng; nhiều địa danh của Sa Pa đã được đánh giá, bình chọn với những danh hiệu ấn tượng như: 1/50 thị trấn đẹp nhất thế giới; 1/14 điểm đến cần phải khám phá khi tới châu Á; 1/10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á...Đặc biệt, Sa Pa chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia vào năm 2017 và năm 2020 chính thức chuyển từ chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị, đây là lợi thế lớn cho sự phát triển của Sa Pa nói chung và du lịch Sa Pa nói riêng. 

Sa Pa chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng miền núi. 

Phát huy những lợi thế về tài nguyên, trong nhiều năm qua, du lịch Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ năm 2020 đến hết quý I/2022, lượng khách du lịch giảm sâu; đặc biệt năm 2021 Sa Pa chỉ đón 635.000 lượt khách, tương đương thời điểm của năm 2010. Khi dịch bệnh được kiểm soát, bắt đầu từ quý II/2022, du lịch Sa Pa đã nhanh chóng phục hồi. Kết thúc năm 2022, thị xã Sa Pa đón trên 2,5 triệu lượt khách và đến năm 2023 - năm du lịch Sa Pa tròn 120 năm tuổi, thị xã đón trên 3,68 triệu lượt khách. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo đánh giá của UBND thị xã Sa Pa, du lịch trên địa bàn thị xã vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức chưa thể giải quyết như: Sự tăng trưởng nhanh về lượng khách tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng; sự phát triển của các dự án, công trình xây dựng làm ảnh hưởng cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới cảnh quan; quá trình đô thị hóa nhanh làm giảm không gian văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chuyên ngành về du lịch và sản phẩm du lịch của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao (đặc biệt sau đại dịch COVID-19); du lịch cộng đồng chưa rõ nét, tình trạng trẻ em chèo kéo, đeo bám và ăn xin vẫn chưa được giải quyết triệt để... 

Là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á, Sa Pa xác định mục tiêu trở thành Đô thị du lịch sạch ASEAN. Để hiện thực mục tiêu này, Sa Pa đã và đang triển khai các đề án, quy hoạch về đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch... Đặc biệt, địa phương đang nỗ lực tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch và bảo tồn, khai thác những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. hiện địa phương đang xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc Sa Pa với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng 5 điểm du lịch cộng đồng theo Tiêu chuẩn ASEAN gắn với đặc trưng 5 dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã.

Ngoài ra, còn có sản phẩm du lịch “Thiên đường nghỉ dưỡng núi” với các dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của vùng Tây Bắc và đạt chuẩn điểm du lịch MICE ASEAN; sản phẩm “Sa Pa - xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại và thể thao mạo hiểm hấp dẫn”; sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao”; du lịch nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe; sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu riêng của Khu du lịch quốc gia Sa Pa - Chợ tình Sa Pa, trải nghiệm ruộng bậc thang Sa Pa; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp… 

Sa Pa xác định mục tiêu trở thành Đô thị du lịch sạch ASEAN với các sản phẩm du lịch đặc trưng. 

Trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch địa phương còn tích cực bảo tồn, khai thác nghề truyền thống của các dân tộc Sa Pa thành sản phẩm hàng hóa và quà tặng lưu niệm; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ruộng bậc thang và khu chạm khắc đá cổ Sa Pa; bảo tồn, quản lý và khai thác di tích Hang động Tả Phìn và Tu viện cổ Tả Phìn; bảo tồn, khai thác 3 di tích tâm linh trên địa bàn thị xã (Đền Thượng, Đền Mẫu và Đền Hàng Phố…

Các chuyên gia cho rằng để địa phương này có thể phát triển thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ, định hướng lớn mới giúp du lịch Sa Pa phát triển bền vững. Sa Pa định hướng trở thành Đô thị du lịch sạch ASEAN là phù hợp xu hướng của thế giới hiện nay. Vì thế, cần định hướng đưa Sa Pa trở thành một thương hiệu du lịch không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. 

Địa phương này cần tăng cường bảo vệ, giữ gìn các giá trị cốt lõi về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn và phải có những điểm nổi bật để tạo lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu cho du lịch Sa Pa để Sa Pa có thể phát triển bền vững cần sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền địa phương, cần một chiến lược, hệ thống quản lý chặt chẽ, giữ được những tiêu chuẩn, yêu cầu phát triển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch phải xây dựng được các chương trình, sản phẩm đề cao được tính trách nhiệm. Lữ hành đưa khách đến không phải để phá tan điểm đến mà để xây dựng điểm đến. Người dân địa phương cũng phải có nhận thức, ý thức nuôi dưỡng sản phẩm điểm đến. Khách du lịch cũng cần có ý thức giữ gìn điểm đến khi đi du lịch Sa Pa. 

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline