Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa trong phát triển du lịch

Thứ năm, 21/07/2022 12:07

TMO - Những năm qua, cùng với việc phát triển du lịch dựa trên cảnh quan thiên nhiên ấn tượng, tỉnh Bắc Kạn đã và đang tận dụng những lợi thế của các giá trị di sản văn hóa nhằm hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch tại địa phương dựa trên tiềm năng từ tài nguyên bản địa.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng chiến khu Việt Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 158 di tích, trong đó có 6 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là hồ Ba Bể và Khu ATK Chợ Đồn) và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Di tích lịch sử nổi bật là Khu ATK Chợ Đồn; Khu di tích Nà Tu - Cẩm Giàng, Đồn Phủ Thông, Địa điểm Chiến thắng Đèo Giàng…

Bên cạnh đó, Bắc Kạn có 20 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nổi bật là di sản hát then được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã trao Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với "Lễ cấp sắc" của người Dao Tiền, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông và nghi lễ "Múa Bát" của người Tày, tỉnh Bắc Kạn. 

Tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức thành công Tuần Du lịch - Di sản văn hóa Ba Bể năm 2022 nhằm quảng bá văn hóa của địa phương 

Với khoảng 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm gần đây, nét độc đáo trong văn hoá của người Tày, Dao, Mông, Sán Chỉ… đang dần trở thành thế mạnh để phát triển du lịch gắn với văn hoá. Cũng từ sự đa dạng của đồng bào dân tộc đã giúp địa phương này sở hữu nhiều lễ hội truyền thống với giá trị văn hóa độc đáo như: Lễ hội Lồng tồng xã Hà Vị; Lễ hội Phủ Thông, huyện Bạch Thông; Lễ hội Bằng Vân, huyện Ngân Sơn; Lễ hội Mù Là, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm... 

Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn và âm nhạc đặc sắc, tạo điều kiện trong phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh. Cụ thể, người Tày có hát Lượn Cọi, Phong Slư, hát then, hát pụt; có múa bát, múa đàn tính; Người Nùng có hát Sli, lượn Nàng ới, hát then, múa Xiêng tâng; Người Dao có hát Páo dung, múa chuông, múa bắt Ba Ba, thổi khèn Pí lè, có Lễ cấp sắc…Người Mông có múa Khèn, thổi sáo mèo, lễ hội gầu tào… 

Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đưa Khu du lịch hồ Ba Bể trở thành Khu du lịch quốc gia vào năm 2025  

Cùng với tài nguyên văn hóa đặc sắc, Bắc Kạn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, trong đó nổi bật là Vườn quốc gia Ba Bể - một trong top 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp của thế giới cần được bảo vệ; năm 2011 được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) và là danh lam thắng cảnh được xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt” vào năm 2012.  

Vườn quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN (2004). Toàn bộ khu vực này có tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hấp dẫn với những hệ thống sông, hồ, hang động phong phú. Trong những năm qua, ngành du lịch Bắc Kạn cũng đã quan tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng...

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đang đẩy mạnh phát triển du lịch trải nghiệm gắn với vùng sinh thái nông nghiệp. Địa phương này đã tổ chức chương trình trải nghiệm sinh thái vùng bí xanh thơm Ba Bể tại thôn Bản Váng (xã Địa Linh).  

Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm sinh thái rừng trúc tại Pù Lầu (nơi gần như 100% dân tộc Dao sinh sống) của xã Yến Dương, huyện Ba Bể. Ngoài ra, trong chương trình trải nghiệm, du khách còn được tham quan các mô hình nuôi cá tầm, cá hồi trên núi. Nước nuôi cá tầm, cá hồi được người dân địa phương dẫn về từ chính dòng thác Pù Lầu. 

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Bắc Kạn đang đẩy mạnh phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái gắn với các vùng nông nghiệp 

Nhằm khai thác, phát huy lợi thế giá trị từ các di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang gấp rút xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2030. Trong đó có nội dung quan trọng là khai thác di sản văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch, khai thác thế mạnh nông - lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch thông qua du lịch trải nghiệm nông thôn.

Hiện Bắc Kạn đang tăng cường công tác điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện đề nghị cấp thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh. Khi các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được xếp hạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường và đặc biệt là thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Với lợi thế về tài nguyên bản địa, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng, ban hành nhiều chương trình, đề án, như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2025.

Năm 2022, Bắc Kạn tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, bảo vệ và phát huy tài nguyên du lịch. Theo đó, tỉnh đã đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc từ Chợ Mới tới thành phố Bắc Kạn; đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể, kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang); đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành các bước để thực hiện tuyến đường Quảng Khê - Khang Ninh, tuyến đường xung quanh hồ Ba Bể…

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bắc Kạn đã tổ chức nhiều hình thức quảng bá về hình ảnh quê hương, con người Bắc Kạn như: Tham gia Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tại Hà Nội, tổ chức Tuần du lịch văn hóa di sản Việt Bắc tại Hà Nội; tổ chức thành công kiện “Xúc tiến tiêu thụ Bí xanh thơm và sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm tỉnh Bắc Kạn năm 2022”, “Tuần du lịch Ba Bể năm 2022 và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bắc Kạn”.

Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, phần mềm quảng bá du lịch của tỉnh. Khuyến khích các thôn bản du lịch cộng đồng xây dựng đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục văn nghệ tuyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. 

 

 

Thùy Minh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline