Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước

Thứ năm, 26/01/2023 18:01

TMO - Nhằm đảm bảo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, đầu tư nâng cấp mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, qua đó hướng đến mục tiêu khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước. 

Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, toàn tỉnh hiện có 478 hồ chứa với tổng dung tích trên 1,63 tỷ m3. Đặc biệt, có tiềm năng nước dưới đất khoảng gần 7 triệu m3/ngày. Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh được phân thành 03 vùng chính, gồm: Vùng I: Thuộc lưu vực sông Cả, gồm 68 xã thuộc các huyện, thị xã: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và 10 xã phía Bắc Thạch Hà. Vùng II: Bao gồm 16 xã, phường của thành phố Hà Tĩnh, 21 xã còn lại của huyện Thạch Hà và 24 xã của huyện Cẩm Xuyên. Vùng III: Bao gồm toàn bộ huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và 03 xã phía Nam (Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh) của huyện Cẩm Xuyên. 

Quy hoạch tỉnh nhấn mạnh đến mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước thông qua khai thác  sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất; tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các hệ thống sông; phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, xây dựng mạng quan trắc, giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên nước; kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất, hạn chế khai thác các tầng chứa nước có nguy cơ xâm nhập mặn, lượng khai thác không vượt qua ngưỡng giới hạn trữ lượng tiềm năng.

Xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho các lưu vực sông thuộc tỉnh; quan trắc, dự báo, thông báo kịp thời về mưa, lũ và nước biển dâng trong phạm vi của tỉnh; bảo đảm an toàn công trình, phòng, chống lũ, lụt cho hạ lưu phù hợp với phương án phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông; rà soát các công trình hồ chứa nước, đập dâng đã xuống cấp để có kế hoạch gia cố, nâng cấp; củng cố hệ thống đê sông, đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng để phòng, chống xâm nhập mặn và nước biển dâng; rà soát những diện tích có khả năng thiếu nước để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng được địa phương chú trọng triển khai. Ảnh: BNN 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nhằm góp phần quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước, trong những năm qua, đơn vị đã tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định. Thông qua hoạt động cấp phép đã cơ bản kiểm soát được chất lượng, số lượng nguồn nước sử dụng, chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải nhằm bảo vệ nguồn nước.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 43 cơ sở được cấp phép khai thác nước mặt với tổng công suất xấp xỉ 161 ngàn m3/ngày đêm; 118 giấy phép khai thác nước dưới đất (nước ngầm) với quy mô khai thác 7.630 m3/ngày, chủ yếu phục vụ sản xuất, chăn nuôi và dịch vụ tại các vùng chưa được cấp nước sinh hoạt tập trung. Bên cạnh đó, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã cấp 210 giấy phép xả nước thải, trong đó 131 giấy phép còn hiệu lực và 79 giấy phép hết hiệu lực.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng về trữ lượng mà chất lượng nguồn nước cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng  Đặc biệt, trên nhiều địa bàn chưa được cung cấp nguồn nước tập trung, người dân còn phải sống chung với cảnh nước nhiễm phèn, nhiễm mặn…ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn ăn sâu vào nội địa đang diễn ra.

Ngoài nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu, những tác động của con người như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước là vấn đề không thể chủ quan trước nguy cơ suy kiệt nguồn nước hiện nay. Do vậy, muốn phát triển bền vững nguồn nước, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của các đơn vị khai thác cũng như của người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước.

Tỉnh Hà Tĩnh triển khai các giải pháp bổ sung nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn, phù hợp với điều kiện nguồn nước. 

Trước tình hình trên, thời gian qua Sở TN&MT tỉnh đã tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định. Thông qua hoạt động cấp phép đã cơ bản kiểm soát được chất lượng, số lượng nguồn nước sử dụng, chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải nhằm bảo vệ nguồn nước.

Nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, thời gian tới UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản qua việc xây dựng phương án phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, phương án phát triển thủy lợi trong quy hoạch tỉnh; Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi ở các lưu vực sông trong quá trình khai thác.

Bên cạnh đó triển khai các giải pháp nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế-xã hội với việc xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, triển khai các giải pháp bổ sung nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn, phù hợp với điều kiện nguồn nước. Xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước nông thôn, đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Đặc biệt, UBND tỉnh nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thông qua sửa chữa  nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ, các công trình phòng, chống tác hại do nước gây ra. Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ của các đập, hồ chứa nước. Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập thủy lợi, thủy điện. Lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

 

PV

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline