Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 19:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Thứ năm, 21/11/2024

Huy động nguồn lực hỗ trợ phục hồi chăn nuôi, thủy sản sau bão

Chủ nhật, 22/09/2024 06:09

TMO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực có tăng trưởng cao nhất trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

Thông tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 18/9, bão số 3 đã làm 22.514 con gia súc, 3.097.000 con gia cầm bị chết. Trong đó, 5 tỉnh bị thiệt hại lớn nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, hiện các địa phương chưa đánh giá được hết giá trị thiệt hại về cơ sở hạ tầng, chuồng trại… Trước những khó khăn hiện nay, địa phương, đặc biệt là các nông hộ mong muốn nhận được sự hỗ trợ đền bù thiệt hại theo đúng quy định; xem xét hỗ trợ vốn đầu tư, giãn nợ, giảm lãi suất…; hỗ trợ hóa chất tiêu độc khử trùng; hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin phòng bệnh để tái đàn. 

Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) thông tin, theo báo cáo sơ bộ của địa phương các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Nghệ An, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao, ngập lụt và ước thiệt hại khoảng 23.595 ha; số lồng bè bị thiệt hại khoảng 4.592 ô lồng. Ước tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do bão số 3 và mưa lũ sau bão hơn 2.500 tỷ đồng.

Nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại. Ảnh: TL. 

Trước những thiệt hại của các địa phương, Bộ NN&PTNT đã cùng các cơ quan chức năng kịp thời triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. Trước tiên, hỗ trợ vật liệu làm lồng, bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho người dân bị thiệt hại nhằm khôi phục sản xuất.

Cụ thể, Cục Thủy sản liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu làm lồng bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng hoặc hỗ trợ khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại. Tính đến ngày 20/9/2024, các mạnh thường quân, doanh nghiệp, công ty ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống chất xử lý cải tạo môi trường nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ với số tiền tương đương gần 85 tỷ đồng.

Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, Cục Thủy sản phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng để quan trắc cảnh báo môi trường và hướng dẫn khôi phục sản xuất. 

Tính đến thời điểm này, ngành thủy sản đã nhận được gần 85 tỷ đồng, ngành chăn nuôi gần 79 tỷ đồng và ngành thú y gần 2,4 tỷ đồng từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống, chất xử lý cải tạo môi trường… nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ. Với nguồn lực này, việc hỗ trợ giống, thức ăn, hoá chất khử trùng,tái thiết hạ tầng lồng bè, cung cấp giống thuỷ sản sẽ được phân bổ ngay cho các tỉnh. 

Tại Hội nghị kêu gọi hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vừa diễn ra,  Cục trưởng Cục Thủy sản đề xuất một số giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến việc hoãn, giãn nợ và có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề về bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản bền vững hơn.

Rà soát, dự kiến nhu cầu con giống thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để phục vụ công tác phục hồi sản xuất thủy sản sau mưa bão. Huy động nhân lực, tổ chức làm sạch môi trường các vùng nuôi bị ngập, lụt. Sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau lũ, lụt ở những vùng bị gập lụt, ô nhiễm…

Việc triển khai chính sách hỗ trợ để ngành chăn nuôi, thủy sản phục hồi sau bão là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: ST. 

Cục trưởng Cục Thú y cũng đề xuất Bộ NN&PTNT ban hành văn bản chỉ đạo và yêu cầu tất cả lực lượng, các cấp hỗ trợ cho người dân các biện pháp tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đồng thời, tiến hành rà soát tiêm phòng ngay cho đàn gia súc và gia cầm để không phát sinh dịch bệnh. Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất vacxin, thuốc thú y không được phép tăng giá, thậm chí còn phải có chính sách giảm giá để đồng hành cùng bà con. một số hội, hiệp hội, doanh nghiệp cũng đã đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể để khôi phục ngành chăn nuôi và thủy sản sau cơn bão số 3 vừa qua.

Theo Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, lĩnh vực nuôi biển đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại sau cơn bão số 3 và mưa lũ vừa qua. Để hỗ trợ bà con tái sản xuất, không nuôi tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan sớm tháo gỡ khó khăn trong việc giao khu vực biển cho người dân để có sơ sở đầu tư; ban hành quy chuẩn mà những người nuôi biển phải thực hiện.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, ngoài chính sách tín dụng các ngân hàng đã công bố về hoãn, giản nợ, giảm lãi suất…, đề nghị ngân hàng tạo điều kiện cho vay mới phù hợp với chu kỳ sản xuất của đối tượng nuôi đó. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nghiên cứu, có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về miễn giảm một số loại thuế, phí… cho doanh nghiệp, hợp tác xã…; gia hạn việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế doanh nghiệp từ 6 - 12 tháng.  

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực có tăng trưởng cao nhất trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Thủy sản và Cục Chăn nuôi cùng bàn với các hội, hiệp hội ngành hàng để sớm tổ chức hội nghị hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất, để chu kỳ sản xuất đáp ứng được nhu cầu nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Chính phủ hoãn, giãn nợ và có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề về bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi cũng như các lĩnh vực khác một cách bền vững hơn. Đối với công sức, vật phẩm và tiền bạc của các doanh nghiệp, hội, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân ủng hộ trong thời gian qua, Thứ trưởng khẳng định những nguồn lực này sẽ đến tận tay những người cần hỗ trợ, đúng người, đúng việc và đảm bảo công khai, minh bạch.../. 

 

 

Hoàng Nam 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline