Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 00:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Hướng tới Đại hội VIII và Kỷ niệm 35 năm thành lập

Thứ hai, 03/04/2023 19:04

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) được thành lập theo quyết định số 299/CT ngày 23/11/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Từ đó đến nay trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, VACNE đã tiến hành 7 lần Đại hội vào các năm 1988, 1993, 1998, 2003, 2008, 2013 và 2018. Mỗi kỳ Đại hội đánh dấu một bước phát triển về tổ chức, thực hiện chức năng đại diện, tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia, người dân có tình yêu đối với môi trường thiên nhiên và thực hiện nhiệm vụ truyền thông, nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện xã hội, xây dựng mô hình quần chúng chung tay bảo vệ môi trường.

Hội nghị BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (ngày 07/12/2022) đã quyết định toàn Hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau để lập thành tích chào mừng 35 năm Ngày thành lập và Đại hội lần thứ VIII của Hội:

Phương hướng chung

Hướng tới việc kỷ niệm 35 xây dựng và trưởng thành của VACNE và tổ chức Đại hội lần thứ VIII nhiệm kỳ 2023 – 2028; Tiếp tục lấy phương châm hướng tới cộng đồng, mở rộng tổ chức Hội ra một số lĩnh vực và địa phương; Giữ vững những truyền thống tốt đẹp của Hội trong suốt 35 năm qua, không ngừng đổi mới, sáng tạo; Phát huy hơn nữa động lực chính của Hội là tính chủ động, tự nguyện, nhiệt tình và trách nhiệm của hội viên, trước hết là của các vị trong Thường vụ và trong Ban chấp hành Trung ương Hội.

Các nhiệm vụ chính

Triển khai đồng bộ các hoạt động chuẩn bị Đại hội VIII: Năm 2023 là năm Đại hội VIII của Hội, cần chú trọng chỉ đạo và tiến thành các hoạt động cần thiết phục vụ Đại hội nhất là khâu hậu cần và nhân sự.

(Ảnh minh hoạ)

Thành lập Ban tổ chức Đại hội VIII nhiệm kỳ 2023 - 2028 do GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh làm Trưởng Ban. Ban Tổ chức gồm 7 Tiểu Ban: Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Điều lệ, Tiểu ban Khen thưởng, Tiểu ban Truyền thông, Tiểu ban Xuất bản ấn phẩm và Tiểu ban Hậu cần.

Công việc của các Tiểu Ban Nhân sự, Văn kiện, Điều lệ và Khen thưởng cần được kết thúc chậm nhất là vào đầu quý III/2023.

Các Ban, các Hội đồng của Hội lên kế hoạch và tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ gắn với việc kỷ niệm 35 năm thành lập Hội.

Tổ chức Đại hội VIII của Hội: Thời gian dự kiến: cuối tháng 11/2023: Tập hợp được đầy đủ các tổ chức hội, bầu được những người có nhiệt tình, trách nhiệm, có kiến thức và năng lực vào các vị trí lãnh đạo của Hội, đề ra được phương hướng và xác định được các nhiệm vụ phù hợp trong giai đoạn 2023 – 2028, đáp ứng nguyện vọng các hội viên, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung của đất nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Về tư vấn, phản biện xã hội, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đối ngoại nhân dân.

Thích ứng hoạt động Bảo tồn Cây Di sản trong tình hình mới: Tiếp tục xét công nhận theo đơn đăng ký của cộng đồng, chú trọng nhiều hơn đến các Cây Di sản đã được vinh danh với một số hoạt động cụ thể như: Chăm sóc kéo dài tuổi thọ Cây Di sản; Tổ chức nghiên cứu nhân giống phát triển; Trồng lại các cây đã chết; Nghiên cứu cải thiện sinh kế, phát triển du lịch đối với cộng đồng có Cây Di sản; Phát huy hoạt động CLB Đạp xe truyền thông môi trường kết nối Cây Di sản.

Củng cố và phát triển tổ chức hội, tăng cường hoạt động các Văn phòng, các Hội đồng và các Ban: Đây là nhiệm vụ thường xuyên nhưng đặc biệt quan trọng trong năm 2023, năm Đại hội. Các vị đứng đầu các Ban, các Hội đồng, các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc cần đè cao trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong hoạch định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền, chú ý phối hợp cao nhất với các nhiệm vụ kế hoạch chung của toàn Hội.

Về nhân sự

Thống nhất về cơ bản giữ nguyên Ban Chấp hành hiện nay, đồng ý để một số vị nghỉ tham gia do hoàn cảnh riêng, bổ sung, tăng cường lực lượng trẻ, nữ, bảo đảm số lượng ủy viên khoảng 135 Uỷ viên như hiện tại, Ban Thường vụ khoảng 25-28 Uỷ viên.

 

 

Văn phòng VACNE

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline