Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm

Thứ ba, 30/04/2024 07:04

TMO - Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 4/2024, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 1,6 triệu lượt (chiếm 25,8%)Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 1,25 triệu lượt (chiếm 20%), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ 3 (418 nghìn lượt), Mỹ ở vị trí thứ 4 (301 nghìn lượt), Nhật Bản ở vị trí thứ 5 (235 nghìn lượt). 

Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.  Du lịch Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa, tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn duy trì ở mức tốt, đạt trên 1,5 triệu lượt trong tháng này. Đáng chú ý, tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với thời điểm trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển rất tốt của thị trường du lịch Việt Nam. Kết quả này có được là nhờ chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn đang tiếp tục phát huy tác dụng.

Trong tổng số gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024, khách đến bằng đường hàng không chiếm 83,7%; đường bộ 13,8% và đường biển là 2,5%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu của năm 2024 ước đạt 237.300 tỷ đồng, tăng 15,3%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 19.400 tỷ đồng, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023 (Ảnh minh họa). 

Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 1,6 triệu lượt (chiếm 25,8%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 1,25 triệu lượt (chiếm 20%), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ 3 (418 nghìn lượt), Mỹ ở vị trí thứ 4 (301 nghìn lượt), Nhật Bản ở vị trí thứ 5 (235 nghìn lượt). Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Malaysia (181 nghìn lượt), Úc (180 nghìn lượt), Thái Lan (163 nghìn lượt), Ấn Độ (158 nghìn lượt), Campuchia (155 nghìn lượt).

Về động lực tăng trưởng, châu Á là khu vực dẫn đầu với mức tăng 77,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính: Trung Quốc (+394,9%), Hàn Quốc (+49,6%), Nhật Bản (+47,2%), Đài Loan (Trung Quốc) (+116,3%). Bên cạnh đó, các thị trường Đông Nam Á tăng trưởng tốt, như Indonesia (+140,1%), Philippines (+51,8%), Malaysia (+21,4%), Campuchia (+14,9%), Singapore (+10,0%). Chỉ có thị trường Thái Lan giảm 18,0%. Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng (+41,1%); Úc tăng 37,8%.

Các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh (+63,8%) nhờ vào hiệu quả từ chính sách thị thực thông thoáng được áp dụng từ 15/8/2023. Hầu hết các thị trường đều rất khả quan, trong đó có các thị trường chính như Anh (+35,2%), Pháp (+41,7%), Đức (+36,9%). Bên cạnh đó, Italy (+77,4%), Tây Ban Nha (+48,5%), Nga (+74,0%), Thụy Điển (+37,9%), Thụy Sỹ (+31,8%), Đan Mạch (+40,3%), Bỉ (+36,6%), Na Uy (+39,8%)… 

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trang web Guruwalk (tổ chức cộng đồng quốc tế chuyên cung cấp các tour đi bộ với hướng dẫn viên du lịch bản địa tại các thành phố trên thế giới) đã chọn Hà Nội, Hội An (Quảng Nam) và TP.HCM là 3 điểm đến của Việt Nam nằm trong danh sách 100 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch. Danh sách này được tổng hợp dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm của 800 thành phố tại 120 quốc gia thực hiện trên trang web của Guruwalk từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. 

Năm 2024 ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế. 

Trong năm 2024 ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, hội nghị cho rằng ngành du lịch cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy công tác hoạch định chính sách, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn, tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch... 

Đối với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu: Thứ nhất, Cục cần tiếp tục tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách, rà soát các điểm bất cập cần điều chỉnh, các cam kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch, liên kết với các bộ, ngành để kiến tạo chính sách phát triển các loại hình sản phẩm như du lịch nông nghiệp, chuyển đổi số trong du lịch...

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh các công cụ pháp luật, cần tập trung tăng cường công tác thống kê du lịch, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả thống kê, cung cấp số liệu tốt để phục vụ hiệu quả việc hoạch định chính sách phát triển du lịch. Tăng cường công tác quản lý kinh doanh lữ hành, quản lý hướng dẫn viên, cơ sở lưu trú du lịch... theo quy định đã được phân cấp theo chức năng nhiệm vụ của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là chuyên môn về ngoại ngữ, công nghệ. Phối hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để tuyển công chức bổ sung đủ số lượng chỉ tiêu. Thứ tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá trong cả năm và chủ động trong việc chuẩn bị và triển khai kịp tiến độ.

 

 

Lê Mai 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline