Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 03/05/2025 10:05

Tin nóng

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Thứ bảy, 03/05/2025

Hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới

Thứ năm, 01/05/2025 09:05

TMO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu TP. HCM khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Địa đạo Củ Chi để trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đồng thời rà soát, bổ sung dữ liệu khoa học nhằm nâng cao giá trị di tích này trên trường quốc tế.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 1859/BVHTTDL-DSVH gửi UBND TP. HCM về việc hoàn thiện Báo cáo tóm tắt địa đạo Củ Chi trình UNESCO đưa vào Danh mục dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới.  

Theo đó, sau khi nhận được Công văn số 31/UBND-VX ngày 3-1-2025 của UBND TP. HCM về việc hoàn thiện Báo cáo tóm tắt địa đạo Củ Chi trình UNESCO đưa vào Danh mục dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan góp ý Báo cáo tóm tắt. Về cơ bản, ý kiến của các cơ quan liên quan đều thống nhất với nội dung Báo cáo tóm tắt địa đạo Củ Chi.

TP.HCM khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Địa đạo Củ Chi để trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới (Ảnh: BDT).

Trước đó, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã đánh giá các nội dung tiếp thu, giải trình của đơn vị xây dựng Báo cáo tóm tắt là hợp lý, phù hợp thực tiễn. Về các tiêu chí lựa chọn, các tiêu chí đề xuất được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thống nhất là phù hợp, khai thác, phát huy được giá trị cốt lõi của di tích địa đạo Củ Chi mà trước đây, các tài liệu trong và ngoài nước còn hạn chế, chưa đánh giá đúng mức. Hồ sơ đã làm rõ, đầy đủ hơn chiều sâu, giá trị phong phú của địa đạo Củ Chi.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đề nghị Báo cáo cần nhấn mạnh một số nội dung gồm: Đây là một công trình phòng thủ trong lòng đất mang tính hệ thống và có quy mô rộng lớn. Công trình này được kiến tạo bằng sức người với những công cụ vốn có ở địa phương. Vì thế, cần trình bày rõ hệ tri thức, sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, vị trí địa lý, kết cấu địa chất, địa tầng của vùng địa đạo…

Đặc biệt, Hồ sơ phải mô tả chức năng của từng phân tầng và toàn bộ hệ thống, phương thức tồn tại lâu dài trong lòng đất, khả năng thích ứng với điều kiện sống khó khăn và tính chất khốc liệt của chiến tranh. Qua đó, chứng minh ý chí kiên cường, khả năng sáng tạo của dân tộc Việt Nam nói chung và người Củ Chi nói riêng, để tạo nên sức thuyết phục của một hồ sơ di sản văn hóa, khoa học.

Để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND TP.HCM tiếp tục rà soát, hoàn thiện Báo cáo tóm tắt địa đạo Củ Chi theo ý kiến góp ý của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Theo đó, cần có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tốt những di sản hiện đang quản lý, khai thác phục vụ công chúng, đồng thời khẩn trương tiến hành các chương trình nghiên cứu, thu thập tài liệu... nhằm chuẩn bị đầy đủ cứ liệu, hoàn thiện các nội dung khoa học và chứng cứ vật chất, phục vụ hiệu quả cho công tác xây dựng Hồ sơ đề cử và Kế hoạch quản lý Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới.

Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về phía Tây Bắc. Nơi đây được biết đến là một di tích độc đáo với hệ thống hầm phức tạp, dài khoảng 250km ẩn dưới lòng đất. Hệ thống hầm tại đây được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong hoàn cảnh chiến tranh. địa đạo được người dân 2 xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh Ninh (nay là Phước Vĩnh An) đào từ năm 1946. 

Trong thời gian đầu, địa đạo chỉ là hầm ếch, khoét thẳng đứng xuống lòng đất, miệng nhỏ, độ sâu vừa đủ chỗ cho một người ngồi. Sau đó, những nơi này được phát triển thành hầm bí mật với độ rộng khoảng 2-3m, sâu khoảng 2m, dùng tre gác bên trên, phủ đất làm thành trần.

Sau đó, hầm bí mật được cải tiến, đào khoét ngang, sâu, tạo thành đường hầm dài 4-5m, gọi là hầm địa đạo (bao gồm có miệng hầm, nắp hầm, đường hầm. Theo đó, đường hầm dần phát triển thành hầm liên gia (cứ 3-5 gia đình đào hầm thông nhau). Đến năm 1947, hai đường hầm ở ấp Cây Da (xã Tân Phú Trung) và ấp Bà Giã (xã Phước Vĩnh An) được nối thông nhau, tạo thành địa đạo liên xã, với chiều dài khoảng 17km.

Địa đạo Củ Chi là một di tích độc đáo với hệ thống hầm phức tạp, dài khoảng 250km ẩn dưới lòng đất. 

Từ năm 1961 đến năm 1965, trước sự khốc liệt của chiến tranh, Địa đạo Củ Chi được xây dựng, phát triển thành hệ thống, kiên cố, liên hoàn và bí mật, với quy mô rộng lớn khắp địa bàn huyện Củ Chi. Trong đó, hệ thống này tập trung ở 6 xã phía Bắc là Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, An Nhơn Tây, An Phú và Trung Lập (nay là Trung Lập Hạ và Trung Lập Thượng). Hệ thống địa đạo được hoàn thiện đã góp phần bảo đảm cho dân, quân Củ Chi trú ẩn, bám trụ để sản xuất, tự vệ và tạo thành làng ngầm dưới lòng đất.

Trong suốt 30 năm (1945-1975), Địa đạo Củ Chi phát triển từ những hầm bí mật để ẩn náu, trốn tránh kẻ thù thành hệ thống liên hoàn. Nơi đây gồm địa đạo và các thành phần cấu thành là ụ chiến đấu, giao thông hào, hầm công sự (trên mặt đất), hầm chông, hầm chữ A, hầm ăn, hầm hội họp, làm việc, hầm cứu chữa thương bệnh binh, hầm chứa lương thực, các ngách, giếng nước, đường hẹp...

Từ năm 1975 đến nay, do ảnh hưởng, tác động của thời gian, thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, một số đoạn địa đạo bị xuống cấp, sụp lún, không còn dấu tích, một số đoạn đang có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi quá trình canh tác và xây dựng công trình. Hiện nay, chỉ có hai khu vực là địa đạo Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và địa đạo Bến Đình (xã Nhuận Đức) được bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị phục vụ khách tham quan trong nước, quốc tế.

Địa đạo Củ Chi đã được Thủ tướng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015. Đến năm 2020, UBND TP.HCM đã giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu hồ sơ trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới.

Địa đạo Củ Chi có cấu trúc độc đáo, được tạo dựng kiên cố, tinh vi, phức tạp, bí ẩn trong lòng đất, thể hiện sự sáng tạo, trí tuệ, sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình ngầm vĩ đại nhất của Việt Nam thế kỷ XX, là minh chứng thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của người dân Việt Nam và đó cũng là khát vọng chung của các dân tộc trên toàn thế giới.../.

 

Lê Tiến 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline