Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 15:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Hòa Bình phấn đấu trồng mới trên 5.500 ha rừng

Thứ ba, 04/02/2025 07:02

TMO - Hoà Bình có nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, năm 2025 địa phương này đặt mục tiêu trồng mới 5,55 nghìn ha rừng tập trung, 906 nghìn cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có. 

Tỉnh Hòa Bình có trên 467 nghìn ha rừng tự nhiên, trong đó, phần lớn diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh là các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phòng hộ, có vị trí quan trọng giữ gìn môi trường và là nguồn sinh thủy cho Thủy điện Hòa Bình. Hàng năm, tỉnh đưa vào kế hoạch bảo vệ 75.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh khoảng 2.500 ha, chăm sóc rừng trồng gần 13.000 ha, trồng mới từ 7.000 - 8.000 ha rừng kinh tế.

Hiện nay, độ che phủ rừng của tỉnh duy trì 51,61%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm tỉnh trồng mới trên 5 nghìn ha rừng và hàng triệu cây phân tán các loại. Theo kế hoạch, năm 2025 tỉnh Hoà Bình trồng mới 5,55 nghìn ha rừng tập trung, 906 nghìn cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có. 

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu trồng rừng cho từng địa phương. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, triển khai cho từng xã, thị trấn và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ của vụ trồng rừng mới.

Năm 2025 tỉnh Hoà Bình trồng mới 5,55 nghìn ha rừng tập trung. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng, ngành đã phối hợp cùng các địa phương khẩn trương triển khai phương án trồng rừng. Các địa phương đã và đang tiến hành thống kê, rà soát quỹ đất, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để đưa vào trồng rừng; triển khai đến người dân đăng ký trồng rừng.

Ðể hoàn thành trồng rừng trong khung thời vụ tốt nhất, các địa phương, cơ quan chuyên môn đã tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân, rà soát diện tích đất trống đồi trọc để đưa vào trồng rừng; chủ động nguồn cây giống, hướng dẫn người dân phát dọn thực bì, đào hố, hướng tới mục tiêu khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai;

UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số  01/CT-UBND về phát động Tết trồng cây "đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ 2025. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp tổ chức "Tết trồng cây” thiết thực, hiệu quả, động viên các cấp, các ngành và huy động nguồn lực từ xã hội hoá, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành Công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2035.

Theo đó, Hoà Bình phấn đấu đến năm 2025, hàng năm, trung bình có 3.000ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn, 6.000ha rừng trồng mới thâm canh gỗ lớn bằng giống chất lượng cao; có 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Năng xuất rừng trồng tăng lên 1,3 lần, sản lượng gỗ đạt trung bình 150 m3/ha/chu kỳ gỗ lớn, giá trị thu được bình quân mỗi năm trên 1 ha đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 2,5 lần (25 triệu/ha/năm).

Định hướng đến năm 2035 có trên 90% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; trong quy hoạch rừng sản xuất diện tích đất trống còn dưới 10%; có trên 60% diện tích rừng trồng trong quy hoạch rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC; tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm 20% tăng trưởng ngành; độ che phủ rừng trên 50%.

Ngành chức năng cùng các địa phương triển khai công tác chăm sóc, nâng cao chất lượng rừng trồng. 

Giai đoạn 2026 - 2035, diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn khoảng 82.000ha; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC trên 59.000ha; tiếp tục hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh rừng và kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng gỗ lớn. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện đề án khoảng 2.600 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn lồng ghép khác.

Tỉnh Hòa Bình đã giao đất, giao rừng cho các hộ dân thực hiện khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ rừng. Để tăng giá trị đa dạng hệ sinh thái rừng, tỉnh đã tập trung thực hiện quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế, giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; đảm bảo quá trình xây dựng phương án quản lý, tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia rộng rãi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Rà soát, điều chỉnh phân loại rừng, lập hồ sơ quản lý rừng theo chức năng, mục đích sử dụng nhằm tối ưu hóa hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội và môi trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến lâm sản và phát triển hệ thống rừng trồng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu có năng suất, chất lượng cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế; nâng cao hiệu quả kinh tế tổng hợp trên cùng diện tích canh tác; chú trọng phát triển lâm nghiệp đa mục đích (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ); nông, lâm kết hợp.../.

 

 

Đức Tuấn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline