Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thứ năm, 17/10/2024 06:10

TMO - Bắt nhịp với thời đại công nghệ, người dân huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đã sử dụng sàn thương mại điện tử (TMĐT) để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của mình. Nhằm thúc đẩy, tăng cường quảng bá nông sản trên môi trường số, chính quyền huyện Đông Hưng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ bà con nông dân.

Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là phương thức nhanh, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời có những giải pháp cụ thể để đưa nông sản của tỉnh lên sàn TMĐT.

Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh, xã Hồng Việt (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, tiêu biểu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

Hồng Việt là xã xa trung tâm huyện Đông Hưng nhưng nổi tiếng với nghề làm vườn, trồng và cung cấp cây giống cho thu nhập cao. Gần 10 năm trở lại đây, Hồng Việt được nhiều người biết đến hơn bởi bà con phát triển thêm nghề sinh vật cảnh. Nhiều nhà vườn có quy mô hàng héc-ta biến nơi đây thành “vựa cây”, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Xã Hồng Việt có gần 2.500 hộ thì có tới gần một nửa sống bằng nghề làm vườn. Nhằm phát huy thế mạnh, kinh nghiệm nghề nghiệp của bà con, địa phương đã thực hiện quy hoạch và chuyển đổi 106ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển nghề ươm cây giống, cây cảnh, cây công trình.

Theo chia sẻ của một số người dân thuộc thôn Đoài, xã Hồng Việt, trước đây bà con sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chỉ đáp ứng thị trường trong huyện; nhưng nay, với quy mô lớn từ gia trại, trang trại đòi hỏi thị trường tiêu thụ phải lớn hơn. Để phát triển thị trường, người dân đã tự học cách sử dụng Facebook, Zalo, Tiktok để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và bán hàng. Bước đầu cho hiệu quả rõ rệt, cụ thể là các cây cảnh, cây công trình, cây giống từ chỗ chỉ bán trong tỉnh thì nay đã giao dịch khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mang lại doanh thu nhiều tỷ đồng/năm.

Lãnh đạo UBND xã Hồng Việt cho biết, có diện tích đất vùng chuyển đổi, địa phương hỗ trợ thủ tục hành chính để tín chấp, thế chấp vay vốn ngân hàng với tổng dư nợ gần 270 tỷ đồng, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đưa giá trị sản xuất lên 600 - 800 triệu đồng/ha/năm. Đáng chú ý, người dân đã nhanh chóng tận dụng tốt TMĐT để quảng bá sản phẩm và bán hàng trực tuyến.

Bên cạnh đó, người dân xã Hồng Việt nhạy bén trong việc tìm và sản xuất ra những sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu, nhu cầu thị trường. Bà con chủ động thành lập các hội, nhóm để hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật, vốn, giống và tiêu thụ sản phẩm. Lớp nông dân trẻ năng động, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm và bán hàng. Đặc biệt, người dân Hồng Việt bước đầu đã tiếp cận và sử dụng TMĐT để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tương đối hiệu quả.

Lãnh đạo Sở Công Thương Thái Bình cho biết, TMĐT là kênh quảng bá, bán hàng hiện đại, tuy nhiên, cũng như nhiều nơi khác, người dân, doanh nghiệp ở Hồng Việt chưa phát huy hết được lợi thế và hiệu quả TMĐT mang lại do chưa có đủ trình độ, kỹ năng. Bên cạnh đó, việc các tổ chức, cá nhân chưa nắm bắt đầy đủ pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT nên xảy ra những rủi ro về pháp lý, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Bán nông sản trên môi trường số là phương pháp tiếp cận khách hàng nhanh và hiệu quả. (Ảnh minh hoạ).

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng TMĐT, vừa qua, Sở Công Thương Thái Bình đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, làm chủ các tính năng của sàn TMĐT, các mạng xã hội. Hướng dẫn bà con một số kỹ năng sản xuất video ngắn từ khâu xây dựng ý tưởng, viết kịch bản, quay phim, tự tin đứng nói trước camera, sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa clip, cách kết cấu hình ảnh để có một video hấp dẫn, tạo sự tương tác cao và chuyển đổi thành đơn hàng giao dịch trên sàn TMĐT và các nền tảng mạng xã hội.

Với xu thế phát triển của công nghệ số, xã Hồng Việt đặt phát triển TMĐT là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Lãnh đạo UBND xã cho biết thêm, TMĐT chính là không gian mới giúp bà con đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng hệ số quay vòng sản xuất.

Đây cũng là giải pháp quan trọng để địa phương bứt phá giá trị sản xuất nông nghiệp và thương mại, dịch vụ trong những năm tới, phấn đấu hết năm 2025 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 400 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 75 triệu đồng trở lên/năm.

Để thúc đẩy, khuyến khích nông dân tiêu thụ nông sản trên sàn TMĐT, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 3192/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh thái bình, giai đoạn 2021- 2025. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng. Thu hẹp khoảng cách giữa tỉnh Thái Bình và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử.  Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước thông qua ứng dụng TMĐT; đẩy mạnh giao dịch TMĐT xuyên biên giới. Hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và năng lực cạnh tranh của tỉnh nói chung; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực TMĐT…

Việc đưa sản phẩm nông sản của xã Hồng Việt nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung lên sàn TMĐT đang là việc làm cấp thiết hiện nay. Đây không chỉ đơn thuần là để bán sản phẩm mà còn là hình thức giới thiệu sản phẩm thiết thực và hiệu quả nhất. Là kênh thông tin để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng cũng như tiếp nhận các phản hồi của khách hàng để từ đó các chủ thể tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. Ngoài sự chủ động của các ngành chuyên môn thì vai trò quan trọng hơn cả đến từ các doanh nghiệp, HTX, các hộ kinh doanh phải từng bước thay đổi tư duy bán hàng từ truyền thống sang hình thức online.

 

 

Quỳnh Mai

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline