Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa

Thứ hai, 16/09/2024 14:09

TMO - Sau thời gian triển khai, mô hình điểm sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Long An được đánh giá là mang lại nhiều kết quả khả quan; đây là cơ sở quan trọng để nông dân địa phương tiếp tục nhân rộng hình thức canh tác này trong giai đoạn tới.

Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong hai chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X (2016-2020) và XI (2021-2025).

Việc xây dựng mô hình trồng lúa ƯDCNC của người dân Long An cho thấy được hiệu quả của việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch đã góp phần giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, khắc phục được tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay, nhất là vào mùa thu hoạch lúa.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 59.672ha lúa ƯDCNC, đạt 94,5% kế hoạch năm 2025. Trong đó, toàn tỉnh xây dựng vùng lúa ƯDCNC đạt tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu với 23 mô hình, diện tích 4.770ha. Mô hình điểm sản xuất lúa ƯDCNC do tỉnh chủ trì thực hiện được 21 mô hình với 1.050ha; do huyện chủ trì thực hiện đến cuối năm 2023 là 289 mô hình với 17.327ha.

Ngay trong vụ Đông Xuân 2022-2023, một số hợp tác xã trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng được chọn làm điểm thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Với diện tích thực hiện là 50ha với 15 hộ tham gia. Theo đó, mô hình được triển khai trong 3 năm liên tiếp, mỗi năm thực hiện 1 vụ, từ năm 2022 đến 2024. 

Khi tham gia mô hình, nông dân sẽ được hỗ trợ nhiều chính sách về giống, phân bón hữu cơ, thuê dịch vụ phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái,... Trong năm đầu thực hiện mô hình, nông dân được hỗ trợ 50% chi phí với mức tối đa 300 triệu đồng/mô hình; năm thứ hai được hỗ trợ 30% chi phí thực hiện với mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/mô hình; năm thứ ba được hỗ trợ 20% chi phí thực hiện với mức hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/mô hình.

Qua triển khai, thành viên của các hợp tác xã đã thay đổi nhận thức, chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ; giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, nhất là áp dụng đúng quy trình sản xuất theo cam kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Trước hiệu quả mà mô hình điểm sản xuất lúa ƯDCNC mang lại, nhiều nông dân đã tiếp tục duy trì mô hình sau 3 năm thực hiện, nhất là ứng dụng và mở rộng vùng lúa ƯDCNC với khoảng 32.995ha.

Nông dân huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) ứng dụng máy cấy mạ khay vào sản xuất lúa. Ảnh: MT. 

Thông qua các mô hình, nông dân sử dụng giống cấp xác nhận đạt từ 85-90% diện tích gieo sạ toàn tỉnh; diện tích lúa đạt chứng nhận GAP hơn 1.150ha với sản lượng 13.283 tấn/năm; giảm lượng giống gieo sạ từ 150kg/ha xuống còn 100kg/ha; cơ giới hóa làm đất, thu hoạch, sấy lúa đạt 100%; gieo cấy, sạ với máy 3 chức năng đạt 90%, có hơn 300 thiết bị bay không người lái,...

Với việc thay đổi tư duy, cách làm từ truyền thống sang ứng dụng khoa học - kỹ thuật đã giúp nông dân trồng lúa tăng năng suất, lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác. Điều này khẳng định Chương trình Phát triển nông nghiệp ƯDCNC trên cây lúa mang lại nhiều kết quả tích cực, khả quan, nhất là góp phần cho sản lượng lúa của tỉnh tăng vượt bậc, đạt bình quân hơn 2,8 triệu tấn lúa/năm, cá biệt năm 2023, sản lượng lúa vượt mức 3 triệu tấn.

Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An cho biết, Trung tâm đã phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hiệu quả việc ƯDCNC trên cây lúa; tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật;... nhằm hướng đến hoàn thành các kế hoạch, mục tiêu đã đề ra đến năm 2030. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2030, tỉnh có 125.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Long An đã tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất lúa ƯDCNC trên địa bàn các huyện thị xã Kiến Tường, các địa phương đã chủ động triển khai các kế hoạch theo nhiệm vụ được giao tại địa phương mình.  Kết quả đã triển khai nhân rộng 243 mô hình, diện tích 13.413 ha, duy trì 14 mô hình đã triển khai từ những năm trước với diện tích là 734 ha. Ngoài ra, các địa phương còn chủ động triển khai được 34 mô hình điểm với diện tích là 1.672 ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, việc triển khai Chương trình nông nghiệp ƯDCNC vào sản xuất lúa đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp thông qua ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gia tăng ở các khâu, qua các năm, qua từng giai đoạn.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An sẽ khuyến khích, hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; khuyến khích nông dân và doanh nghiệp nắm bắt, tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ mới, nhất là công nghệ 4.0 để ứng dụng vào sản xuất, mang lại những kết quả tích cực nhất.

 

 

Hà Linh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline