Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 13:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Hậu Giang: Xâm nhập mặn tăng, nhiều khu vực thiếu nước ngọt

Thứ hai, 25/03/2024 13:03

TMO - Từ nay đến cuối tháng 3/2024, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tiếp tục bị xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt. 

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, trên sông Hậu từ ngày 25 - 28/3, mặn lên nhanh theo triều và xâm nhập vào huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy với nồng độ cao nhất từ 0,2 đến 1,2‰. Xâm nhập mặn triều biển Tây trên sông Cái Lớn và kênh Chắc Băng từ ngày 23 - 28/3 ở mức cao, sẽ xâm nhập sâu vào các sông, rạch tỉnh Hậu Giang với mức dự báo cao nhất tại Cống Ba Cô từ ngày 26 - 28/3 là 8,9‰. 

Lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản; dẫn đến tình trạng thiếu nước ở một số địa phương như thị xã Long Mỹ, các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy và một số xã ở thành phố Vị Thanh.

Từ nay đến cuối tháng 3/2024, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tiếp tục bị xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt (Ảnh minh họa). 

Do đó, ngành chức năng tỉnh và người dân cần tính toán nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, cây trồng, thủy sản, vật nuôi và công nghiệp. Ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác vận hành các công trình thủy lợi, đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt triệt để và sử dụng nước hiệu quả. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật phát triển thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt hạn chế; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn. 

Sở NN&PTNT tỉnh khuyến cáo, người dân tuyệt đối không xuống giống lúa Hè Thu ở các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Người dân chỉ xuống giống khi có mưa, hoặc khi nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương. 

 

 

Lê Kiên 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline