Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 13:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15 - 20 cụm công nghiệp

Thứ hai, 03/02/2025 07:02

TMO - TP. Hà Nội đưa ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 đến 2024, đồng thời quyết định thành lập, mở rộng thêm 15-20 cụm công nghiệp trong thời gian tới.

Các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang tập trung một lượng lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động tại 17 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686ha, thu hút được khoảng 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh với gần 80.000 lao động, nộp ngân sách bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/năm.

Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, Hà Nội đang là một trong những thành phố hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài; đặc biệt là những cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới.

Theo Kế hoạch số 20/KH-UBND về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn năm 2025 do UBND thành phố Hà Nội ban hành, Hà Nội sẽ tiếp tục khởi công xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp còn lại, hoàn tất mục tiêu 43 cụm công nghiệp được thành lập trong giai đoạn 2018 - 2020. Ngoài ra, các cụm công nghiệp hiện hữu cũng sẽ được cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu theo quy định mới của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Thành phố đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, 100% cụm công nghiệp xây dựng mới sẽ có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia, trong khi các cụm công nghiệp và làng nghề đang hoạt động cũng phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. 

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã để triển khai kế hoạch. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm giám sát tiến độ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp đang hoạt động, theo dõi và đôn đốc quá trình khởi công các cụm công nghiệp mới, kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai tại các cụm công nghiệp theo đúng quy định.

UBND các quận, huyện, thị xã nơi có cụm công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm quản lý, xử lý các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng. Đồng thời, các địa phương cần đẩy nhanh quá trình phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của các cụm công nghiệp, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch cấp cao hơn, tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành. 

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương là giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các cụm công nghiệp triển khai đúng tiến độ đã đề ra. Bên cạnh đó, Thành phố yêu cầu xây dựng kế hoạch hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông và dịch vụ công cộng.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường tại các cụm công nghiệp. Các chủ đầu tư có trách nhiệm cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải trong cụm công nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng như các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. Việc duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật cũng được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút đầu tư.

UBND Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tận dụng tối đa lợi thế của các cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, giúp giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn.

Việc hoàn thiện, mở rộng và nâng cấp hệ thống cụm công nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo thêm việc làm, phát triển kinh tế địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Thủ đô. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Thành phố trong việc quy hoạch, quản lý và phát triển hạ tầng sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp và người dân.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, năm 2025, Hà Nội phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp từ 6,95% trở lên, tất cả cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Thời gian tới, sở cùng các ban, ngành, chính quyền các địa phương sẽ tích cực phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thành lập và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, mở rộng các cụm công nghiệp theo quy định. triển khai thực hiện đề án chuyển đổi số cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn phục vụ quản lý nhà nước về cụm công nghiệp; đề án chuyển đổi mô hình quản lý cụm công nghiệp đang hoạt động.

Sở Công Thương cùng các đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hà Nội cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline