Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 27/12/2024 06:12

Tin nóng

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 27/12/2024

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai

Thứ tư, 25/12/2024 06:12

TMO - Xác định chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hà Nội đã tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thủ tục hành chính cho người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công việc cho cán bộ chuyên trách.

Hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành tài nguyên và môi trường. Không đứng ngoài xu thế chung đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hà Nội đã chủ động, linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vì sự hài lòng của người dân.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động hiểu rõ tầm quan trọng của cải cách hành chính; coi đây là thước đo, cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị và từng cá nhân.  Trọng tâm trong thực hiện cải cách hành chính của Sở là cải thiện, nâng cao các chỉ số PAR INDEX (chỉ số cải cách hành chính), SIPAS (chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước), PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh).

Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; mang lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đáng chú ý, để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, Sở triển khai Đề án mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại.

Bên cạnh đó, ban hành kế hoạch về việc cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công; đồng thời, tăng cường nắm bắt thông tin, kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, bất cập, đề xuất các giải pháp khắc phục. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, ngay từ đầu năm 2024, nhận thức rõ ý nghĩa rất quan trọng của việc cải thiện, nâng cao chỉ số PAR, INDEX, SIPAS, Sở đã quán triệt nâng cao trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là người đứng đầu; chủ động phối hợp với các ngành liên quan kịp thời giải quyết vướng mắc.

Nhờ vậy, kết quả thực hiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần chỉ số trên đã có nhiều chuyển biến rõ nét và đạt điểm cao hơn so với năm 2023. Cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ động, linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai và môi trường. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông tin thêm, hiện nay, 100% thủ tục hành chính được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư.

Công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cán bộ chuyên trách xử lý tài liệu liên quan đến đất đai. (Ảnh minh hoạ). 

100% báo cáo định kỳ thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của thành phố và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Sở cũng chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử…

Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, chi tiết, cụ thể để tổ chức, cá nhân tiện theo dõi. Kết quả giải quyết cũng được công khai đúng theo quy định. Nhờ ứng dụng chuyển đổi số, đến nay, công tác đo đạc, số hóa chỉnh lý bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai của Hà Nội đã đạt được kết quả tích cực. Cụ thể, hạng mục đo đạc cơ bản xong tại 27/27 quận, huyện (trừ 3 địa phương là Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa đã triển khai theo Dự án VLAP); cơ bản hoàn thành ngoại nghiệp 475/489 xã, phường, thị trấn với 20.248 tờ bản đồ; nghiệm thu lập bản đồ nội nghiệp đối với 308/489 xã, phường, thị trấn và cơ bản kê khai 270/489 xã, phường, thị trấn (còn lại 219 xã, phường, thị trấn các đơn vị đang thực hiện).

Sở đang xây dựng cơ sở dữ liệu tại 290/489 xã (trong đó 30 xã đã nhập dữ liệu trên Excel, còn lại 160 xã, phường, thị trấn đang kê khai đăng ký đất đai). Ngoài ra, Sở đã cập nhật trên bản đồ đối với 26.505 thửa đất tại dự án phát triển nhà ở; các khu đất đấu giá, đất dịch vụ, đất giãn dân; đồng thời, cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính đối với 81.245 thửa…Là đơn vị trực thuộc Sở, trực tiếp liên quan đến người dân trong lĩnh vực đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính không chỉ đem lại sự hài lòng cho người dân mà còn góp phần hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số.

Do vậy, đơn vị đã gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ này với nhiệm vụ cải cách hành chính, quyết tâm xây dựng chính phủ điện tử, giảm tối đa tỷ lệ văn bản giấy. Đặc biệt, Văn phòng quy định chế tài nghiêm khắc để xử lý vi phạm đối với người đứng đầu và các viên chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ…Tại đây, dù chưa đến giờ làm việc nhưng người dân đều được hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thông qua các văn bản niêm yết cả bên ngoài và bên trong trụ sở tiếp đón nên việc đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ khá thuận lợi.

Để giảm tối đa tỷ lệ văn bản giấy trong chỉ đạo, điều hành, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã báo cáo Sở về việc rà soát thủ tục hành chính tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đề xuất tích hợp 21 thủ tục hành chính.

(Ảnh minh hoạ). 

Trong đó, đơn vị đề xuất thủ tục hành chính "Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên, giấy tờ nhân thân, địa chỉ)" tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia lĩnh vực tài nguyên và môi trường chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, đơn vị tham mưu Tổng cục Quản lý đất đai quy trình thủ tục hành chính, tiếp tục cắt giảm thời gian giao dịch bảo đảm và đăng ký biến động thay đổi thông tin của chủ sử dụng đất. Từ tháng 3/2023 đến nay, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội tiếp nhận hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với hồ sơ "Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận"; triển khai ứng dụng thủ tục hành chính liên thông các dịch vụ công trực tuyến và Cơ sở dữ liệu dân cư của thành phố, Chính phủ để xác minh định danh của công dân, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính, thay thế cho việc nộp bản giấy chứng minh nhân dân - hộ khẩu như trước đây.

Không chỉ có TP.Hà Nội, cùng với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành, địa phương và sự quyết tâm trong triển khai đã đem lại những hiệu quả tích cực với công tác chuyển đổi số của ngành tài nguyên môi trường. Tính đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với 455/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành; thực hiện kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia về dân cư với dữ liệu của 461/705 đơn vị hành chính cấp huyện; 6.198/10.599 đơn vị hành chính cấp xã và đang được tiếp tục thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã hoàn thành xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia và thành lập bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:25.000; 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000,1:1.000.000 phần đất liền và CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam, góp phần giúp các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, ngành đã quyết liệt ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Cơ chế chính sách hoàn thiện, công tác xây dựng hoàn thiện dữ liệu của Ngành đã có nhiều chuyển biến, hạ tầng số, nền tảng số, an toàn thông tin được hiện đại hóa, đồng bộ, thống nhất; công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính của Ngành. Trong đó, thành tựu trong chuyển đổi số công tác quản trị đất đai là một trong những dấu ấn quan trọng, góp phần thiết thực vào công cuộc số hóa quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế số.

Trên cơ sở đó, thời gian tới cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên cả nước để người sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của Luật Đất đai được thuận lợi, thông suốt.

 

Tuấn Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline