Hotline: 0941068156

Thứ năm, 13/02/2025 21:02

Tin nóng

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 13/02/2025

Hà Nam: Khai thác tiềm năng, lợi thế vận tải đường thủy nội địa

Thứ ba, 11/02/2025 06:02

TMO - Hà Nam là địa phương có hệ thống sông ngòi đa dạng với hàng trăm km tuyến đường thuỷ nội địa. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Nam khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế để phát triển vận tải đường thủy trong công tác trung chuyển hàng hóa.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nam, Hà Nam là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ (Hà Nội- Hải Phòng - Hạ Long). Hệ thống đường thuỷ nội địa  hiện có 370 km trong đó sông do Trung ương quản lý đoạn qua Hà Nam dài 140km gồm, sông  Hồng dài 49 km từ Hoàn Lương (Duy Tiên) đến Hữu Bị (Lý Nhân). Sông Đáy dài 40km từ Tân Sơn (Kim Bảng) đến Thanh Hải (Thanh Liêm). Sông Châu Giang dài 51 km từ TP Phủ Lý đến cống Hữu Bị (Lý Nhân). Sông do địa phương quản lý: 29km, gồm sông Sắt dài 15km từ An Bài (Bình Lục) đến  Mỹ Đô (Bình Lục). Sông Nhuệ dài 14km từ Duy Hải (Duy Tiên) đến thành phố Phủ Lý.

Còn lại 200 km là các sông kênh nhỏ (nông giang: 99km; các sông kênh nhỏ khác: 111km) do các huyện, thành phố quản lý nằm sâu trong địa bàn dân cư phục vụ cho tưới tiêu thuỷ lợi kết hợp với vận chuyển hàng nông sản bằng thuyền gia dụng nhỏ.

Các sông lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam hợp thành tuyến giao thông thuỷ quan trọng đi Hải Phòng, Quảng Ninh vận chuyển hàng hoá phục vụ kinh tế-xã hội của tỉnh và các tỉnh phía bắc. Từ thực tế hoạt động hiệu quả của các tuyến đường sông đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Hà Nam đẩy mạnh phát triển vận tải đường thủy trong và ngoài khu vực. Theo quy hoạch cảng thủy nội địa phía Bắc được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt tại Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 và các văn bản của Bộ GTVT chấp thuận đơn lẻ, trên địa bàn tỉnh được xây dựng 18 cảng.

Trong đó, 4 cảng ở sông Hồng được quy hoạch cảng phục vụ tuyến vận tải sông pha biển, bốc xếp container, các loại hàng hóa có trọng tải lớn, hàng hóa xuất nhập khẩu. Do vậy, thời gian qua, một số cảng đã được doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác có thể tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 đến trên 3.000 tấn.

Đặc biệt, từ tháng 7/2023 tại xã Trần Hưng Đạo, Lý Nhân, đã chính thức đưa vào khai thác cảng Thái Hà, kết nối giữa Hà Nam với tỉnh Thái Bình, Hưng Yên. Đây là khu vực nằm ngoài phía hạ lưu của cầu Thái Hà ra cửa biển Ba Lạt, nơi có cốt luồng sâu và thủy diện rộng bảo đảm cho các tàu biển, tàu pha sông biển ra vào bốc xếp hàng hóa thuận lợi.

Với lợi thế về hệ thống sông ngòi, vận tải đường thuỷ tại Hà Nam đã phát huy được hiệu quả. (Ảnh minh hoạ).

Giai đoạn I, cảng có diện tích 9,3 ha với chiều dài cầu tàu 750 m được bố trí 4 cầu tàu có thể tiếp đón được tàu biển với tải trọng 3.500 tấn. Cảng đưa vào khai thác không chỉ thúc đẩy dịch vụ vận chuyển hàng hóa của tỉnh mà còn giảm chi phí sản xuất, cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp trong khu vực. Tuyến đường thủy trên sông Hồng đoạn qua huyện Lý Nhân có nhiều bến cảng tạo điều kiện thuận lợi cho tập kết, bốc xếp, trung chuyển hàng hóa.

Cùng với các cảng được quy hoạch và xây dựng trên các tuyến sông, ngành chức năng đã cấp phép cho 11 bến hàng hóa đủ điều kiện nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn. Trong đó, tại sông Hồng có 7 bến và sông Đáy là 4 bến. Ngoài ra, các tuyến sông duy trì hoạt động của 5 bến khách ngang sông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đối với các bến hàng hóa trên sông Hồng hiện tại đã tiếp nhận cỡ tàu loại từ 500 – 1.000 tấn. Đại diện phụ trách bến cát của Công ty TNHH Tuấn Kha (Lý Nhân) cho biết: Những năm qua, bến luôn chấp hành đẩy đủ các quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa, đơn vị đã ký kết với ngành chức năng không bốc xúc, vận chuyển hàng hóa vượt quá tải trọng; thường xuyên bơm tưới nước trong khu vực bến và các tuyến đường không để bụi phát tán ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Hoạt động của bến đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp kịp thời nguồn cát phục vụ xây dựng dân dụng, đặc biệt là cát san lấp các khu đô thị, công trình giao thông trọng điểm của tỉnh. Còn trên tuyến sông Đáy đã quy hoạch 14 cảng bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cảng phục vụ bốc xếp hàng hóa với các loại phương tiện như: xà lan, tàu thuyền chuyên chở vật liệu xây dựng, xi măng, xăng dầu, than.

Đáng chú ý, việc xây dựng cảng dùng chung đã hạn chế được cầu cảng tự phát trên sông; đồng thời, giảm giá thành chi phí đầu vào cho doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh những lợi thế về mạng lưới giao thông đường thủy, theo đánh giá của các ngành chức năng về hiện trạng kết cấu hạ tầng, đặc biệt các tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Một số đoạn tuyến đường sông tàu khó lưu thông do chưa được khai thông luồng lạch, mực nước thấp và vướng đập thủy lợi. Tại một số đoạn luồng tuyến trên sông Đáy, sông Châu Giang có công trình vượt sông chưa được cải tạo đồng bộ như: cầu vượt đường sắt Bắc – Nam và cầu đường bộ (cầu Phủ Lý trên quốc lộ 1A) có cao độ đáy dầm thấp vì thế làm giảm khả năng lưu thông của tuyến sông Châu nối sông Hồng với sông Đáy.

Ngoài ra, mực nước bình quân trên các tuyến sông Châu, sông Nhuệ thường xuyên ở mức từ 2,8 – 3 m, khó khăn cho các tàu có trọng tải lớn ra vào và ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của các phương tiện, nhất là vào mùa khô. Bên cạnh đó, các bến cảng hàng hóa có quy mô, công suất nhỏ, không đáp ứng được khối lượng hàng hóa và tàu thuyền lớn. Ở một số bến rót vật liệu xây dựng trên sông Đáy, quá trình hoạt động còn ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan dọc hai bên sông và gây nguy cơ mất an toàn giao thông.

Một số cảng có hệ thống hạ tầng như: sân bãi, khu vực xuất nhập hàng còn hạn chế, hoạt động chưa phục vụ mục tiêu cảng dùng chung và việc kết nối với đường bộ còn nhiều bất cập. Đặc biệt có những cảng, bến thủy mặc dù được Cục đường thủy nội địa cấp phép nhưng hoạt động không phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, không có khả năng kết nối hạ tầng.

Bên cạnh những thuận lợi, hệ thống đường thuỷ của Hà Nam vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. (Ảnh minh hoạ).

Thêm nữa, xuất hiện một số bến thủy hình thành tự phát theo yêu cầu của các tuyến vận tải khai thác vật liệu xây dựng của doanh nghiệp. Việc bốc xếp hàng hóa tại hầu hết các bến chủ yếu bằng thủ công và băng tải, cầu chuyên dùng nên việc giải phóng tàu còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, một số đơn vị được cấp phép nhưng quá trình xây dựng cảng, bến bãi  thực hiện còn chậm. Một số cụm cảng còn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, các thủ tục đánh giá tác động môi trường...

Mặc dù còn nhiều hạn chế, tuy nhiên từ lợi thế trong phát triển giao thông đường thủy có thể khẳng định việc phát triển hệ thống giao thông đường thủy, xây dựng cầu cảng dùng chung, bến thủy nội địa trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn phù hợp.

Hệ thống giao thông vận tải thủy Việt Nam phát triển rộng khắp, với mật độ sông ngòi dày đặc. Với tài nguyên hạ tầng dồi dào, đường thủy nội địa là hình thái giao thông thế mạnh của Việt Nam nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng, đồng thời được xem là “đầu tàu” trong chiến lược của ngành giao thông vận tải. Việc tăng cường kết nối đường thủy với các phương thức vận tải khác theo quy hoạch tổng thể sẽ là thế mạnh trong việc đầu tư để phát huy hiệu quả, giảm chi phí logistics vì vận tải thủy giá thấp nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy phát triển vận tải thủy tại các khu vực có lợi thế như tại miền Bắc hay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo hiệu quả lâu dài.

 

 

Ngọc Lý

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline