Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 18:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Hà Giang: Tiềm năng lớn trong phát triển tín chỉ carbon rừng

Chủ nhật, 12/01/2025 06:01

TMO - Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đang tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hướng tới bảo đảm đáp ứng các điều kiện để khai thác lợi thế từ tín chỉ carbon rừng…

Rừng có giá trị vô cùng cao và đa dụng, đặc biệt là giá trị chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng người dân. Chính vì vậy việc đầu tư phục hồi rừng cần có sự chung tay của các bên liên quan từ Chính phủ doanh nghiệp cộng đồng để bảo vệ cho tương lai một Việt Nam xanh hơn nữa...

Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải khí nhà kính như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính.

Cùng với hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được coi trọng và đẩy mạnh, tiềm năng về chuyển nhượng tín chỉ carbon của Việt Nam đang được thế giới đánh giá rất cao và mong muốn chia sẻ, lan tỏa đến các nước có rừng khác trên thế giới. Với những nỗ lực của mình, các địa phương và ngành lâm nghiệp đang tập trung đẩy mạnh các thủ tục, cơ chế pháp lý liên quan nhằm nghiên cứu, hoàn thiện điều kiện kinh doanh tín chỉ carbon rừng theo lộ trình mà Chính phủ đã đề ra.

Tại Hà Giang, đây là một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, với diện tích rừng lên đến 470.103 ha, tương đương với tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 59%. Rừng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giữ nước, hạn chế thiên tai mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo sinh kế bền vững cho người dân.  Tỉnh Hà Giang cũng ban hành các văn bản nhằm phát triển diện tích rừng. Các chỉ tiêu về phát triển lâm nghiệp như trồng rừng sản xuất tập trung và trồng cây phân tán, đều đạt và vượt mức kế hoạch.

Với các dự án trồng rừng sau khai thác, tỉnh đã hoàn thành 90,4% chỉ tiêu vào cuối năm 2024 và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tiếp theo. Một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh là việc tiến tới khai thác lợi thế từ tín chỉ carbon.

Việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua bảo vệ rừng và trồng rừng đã giúp tỉnh Hà Giang tạo ra cơ hội tham gia vào thị trường tín chỉ các bon, qua đó nâng cao giá trị kinh tế từ rừng. Áp dụng công nghệ tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các công cụ quản lý rừng thông minh giúp tỉnh kiểm soát và bảo vệ diện tích rừng, đồng thời tham gia vào các dự án hợp tác quốc tế để bảo vệ tài nguyên rừng bền vững. Ngoài việc phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh Hà Giang còn kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các khu vực rừng đặc dụng như Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, rừng Phong Quang và dãy Tây Côn Lĩnh.

Những khu vực này không chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, dịch vụ hướng dẫn du lịch, homestay và bán các sản phẩm nông sản, thủ công truyền thống. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cho biết, Hà Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển lâm nghiệp bền vững, với tỷ lệ che phủ rừng cao và nhiều chính sách hỗ trợ người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Để bảo vệ và phát huy tiềm năng của rừng, ngày 10/10/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/NQ-TU về phát triển lâm nghiệp bền vững (Nghị quyết 16).

Hà Giang có diện tích rừng lên đến hơn 470.000 ha. (Ảnh minh hoạ: Internet). 

Đây là một bước đi quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà. Triển khai Nghị quyết, tỉnh chú trọng vào việc mở rộng diện tích trồng rừng kinh tế, kết hợp chăn nuôi và trồng dược liệu, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân; tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, huyện, thành phố phối hợp triển khai các chính sách lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp. Các chiến dịch tuyên truyền đã được tổ chức trên nhiều phương tiện, từ loa phát thanh, mạng xã hội đến các phiên chợ, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về bảo vệ rừng.

Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 16, Hà Giang đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, tỉnh đã trồng được 22,7 triệu cây xanh, đạt 115,3% chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ che phủ rừng cũng tăng lên, đạt 59,3% vào cuối năm 2024, vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, công tác giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng và trồng rừng sau khai thác cũng đạt kết quả tích cực

Việc triển khai Nghị quyết 16 không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên rừng mà còn mở ra cơ hội mới trong việc khai thác tín chỉ carbon sau này, tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng. Hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đưa ngành Lâm nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, góp phần vào phát triển KT - XH của tỉnh Hà Giang.

Với những nỗ lực và kết quả đạt được trong phát triển lâm nghiệp bền vững, Hà Giang đang vững bước hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay, Việt Nam, là thành viên của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris, đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Đối với cả nước, tại COP26 năm 2021, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Cam kết này mở ra những cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp trong việc thiết lập và vận hành cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực quốc tế và trong nước, thông qua việc phát triển thị trường và thúc đẩy trao đổi tín chỉ carbon rừng. Việc hình thành thị trường carbon trong nước tại các địa phương có rừng như Hà Giang và tham gia thị trường carbon thế giới sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng. Kết quả giảm phát thải sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững.

 

 

Hoài Thương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline