Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Hà Giang nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc trưng

Thứ hai, 01/04/2024 14:04

TMO - Với giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa độc đáo, tỉnh Hà Giang đang chú trọng nâng cao các sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở điểm cực Bắc Việt Nam. 

Thông tin từ UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Hà Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nổi bật là cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, cùng hệ thống di sản địa chất, di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng. Năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được công nhận là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Đây là cơ sở, nền tảng hình thành thương hiệu du lịch của Hà Giang thông qua việc khai thác giá trị di sản quốc tế, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Những năm qua, tỉnh Hà Giang ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển và đạt nhiều kết quả quan trọng. Lượng khách du lịch đến tỉnh không ngừng tăng qua các năm. Riêng năm 2023, tỉnh đón 3,2 triệu lượt khách và quý I.2024 đạt trên 850 nghìn lượt khách. Đặc biệt, năm 2023, du lịch Hà Giang vinh dự được nhiều tổ chức, hãng truyền thông uy tín xếp hạng như: Hà Giang được công nhận điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á do Giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards (WTA) lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương bình chọn; Tờ New York Times (Mỹ) xếp Hà Giang vào top 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới; Google Year In Search năm 2023 công bố Hà Giang đứng top 4/10 điểm du lịch nổi bật nhất năm 2023... 

Tỉnh Hà Giang hiện đã hình thành 3 không gian du lịch gồm không gian du lịch đồi núi thấp (tại thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang) gắn với các địa danh: Khu di tích lịch sử cách mạng Trọng Con, Căng Bắc Mê, chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Đài hương 468, hang Dơi,... Vùng này còn thu hút khách du lịch bởi những trang trại trồng cam, trồng táo; những làng văn hóa du lịch cộng đồng của dân tộc Tày, Dao,... hay một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lồng tồng của dân tộc Tày, Bàn Vương của dân tộc Dao,...

Với những đặc trưng về văn hóa, tỉnh Hà Giang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. 

Ở phía Bắc, tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc là không gian đồi núi đá với điểm nhấn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đa dạng sinh học, với những đỉnh đèo, vách núi nổi tiếng như Mã Pì Lèng, hẻm Tu Sản, hoang mạc đá, rừng đá và là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mông, Lô Lô, Dao, Pu Péo,... Cùng với đó, những nét văn hóa đặc sắc như Lễ hội chợ tình Khâu Vai, Lễ hội khèn Mông, Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Hoa tam giác mạch,... cũng trở thành điểm nhấn đưa khu vực này trở thành vùng du lịch trọng điểm của Hà Giang.

Không gian du lịch đồi núi đất phía Tây (tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình) lại gắn với Di tích danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng những cánh rừng nguyên sinh, nơi thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc cùng nhiều suối khoáng nóng. Gắn liền với đó là những điểm thăm quan độc đáo mà ít nơi nào có được như Di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn, Di tích danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, đặc sản chè Shan tuyết, cùng sự đa dạng về văn hoá độc đáo của các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Mông,... được thể hiện qua các lễ hội như: Lễ hội Quỹ Hiéng, Lễ cấp sắc cũng trở thành lợi thế để tạo nên không gian du lịch đặc sắc của Hà Giang.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Hà Giang chủ trương "lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa", xem di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, từng bước phát huy giá trị và góp phần tích cực trong việc thu hút du khách.

Thời gian qua, tỉnh đã tăng cường công tác trùng tu, tu bổ và tôn tạo các công trình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; bảo tồn, phục dựng và phát huy trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Tiêu biểu như một số lễ hội: Chợ phong lưu Khâu Vai, lễ hội Khèn Mông, Gầu tào dân tộc Mông; Nhảy lửa, lễ cúng Bàn Vương, Cấp sắc, nhảy lửa của người Dao; Lễ thần rừng, cúng tổ tiên của người Lô Lô; Tết Khu Cù Tê của người La Chí; Lễ hội Nhảy lửa người Pà Thẻn,... Các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, trang phục truyền thống, văn hóa ẩm thực được chú trọng khai thác cũng góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất và người Hà Giang.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, để du khách có thêm nhiều lựa chọn, tỉnh Hà Giang chú trọng phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch mang nét đặc trưng riêng của địa phương, tập trung vào các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch thương mại, biên giới. Du lịch Hà Giang đã khắc phục hoàn toàn tính mùa vụ, các sản phẩm du lịch được khai thác kéo dài quanh năm, trong đó sản phẩm chủ đạo xuyên suốt 12 tháng trong năm là những giá trị văn hóa bản địa của 19 dân tộc gắn với các mô hình các làng văn hoá du lịch; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và các giá trị địa chất địa mạo… 

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Hà Giang hiện có 40 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm (huyện Quản Bạ) được nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng. Sản phẩm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang đang được thực hiện xây dựng theo mô hình Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP theo Bộ tiêu chí của UBND tỉnh.

Ngoài ra, Hà Giang còn có 106 điểm du lịch đang hoạt động, tập trung ở các loại hình Du lịch tâm linh, cộng đồng, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Với lợi thế về cảnh quan, địa chất, chủ yếu nằm ở hai vùng là vùng cao núi đá thuộc Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và vùng núi đất phía Tây với di tích quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Hà Giang đang phát triển thêm sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong đó, tỉnh đã triển khai thử nghiệm khai thác, tiến tới tổ chức thường xuyên các sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm như giải đua môtô, ô tô địa hình tại Yên Minh và Quản Bạ, Caravan tại Hoàng Su Phì, khinh khí cầu, đi bộ chinh phục vách đá trắng, Giải marathon quốc tế chạy trên con đường Hạnh Phúc; Chèo thuyền kayak và đi thuyền trên sông Nho Quế thám hiểm hẻm vực Tu Sản; bay dù lượn núi Pố Lổ thị trấn Đồng Văn; Thám hiểm hang Sán Tớ và đu dây mạo hiểm Hố sụt thôn Tìa Chí Dùa (Mèo Vạc)... 

Khám phá trải nghiệm sông Nho Quế, ngắm hẻm Tu Sản (Mèo Vạc, Hà Giang) được đông đảo du khách lựa chọn. 

Hiện nay Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hà Giang cũng triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và đẩy mạnh chương trình xúc tiến quảng bá. Hình ảnh du lịch tỉnh Hà Giang đã khẳng định được thương hiệu mang tính đặc trưng riêng có.

Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, cùng hệ thống di sản địa chất, di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tăng cường kết nối với các địa phương trong nước và quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản và bản sắc văn hóa các dân tộc. Cùng với cả nước, Hà Giang đã và đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. 

Trước đó, tại Hội thảo định vị và xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Hà Giang trong liên kết vùng Đông, Tây Bắc, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Để xây dựng được thương hiệu đã khó, việc giữ vững được thương hiệu càng khó hơn. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Hà Giang cần tiếp tục biến khó khăn thành cơ hội phát triển. Với phương châm “Liên kết chặt chẽ-Phối hợp nhịp nhàng-Hợp tác sâu rộng-Bao trùm toàn diện-Hiệu quả bền vững”...

Hà Giang cần tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch sát thực tiễn để thúc đẩy phát triển du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với xu thế trong tình hình mới. Hà Giang cần xác định lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để phát triển văn hóa, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, xanh và bền vững; đồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác phát triển trong liên kết vùng...

Quy hoạch tỉnh Hà Giang nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, nâng cao mức sống của cộng đồng, phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch dựa trên các giá trị tự nhiên gắn với việc khai thác các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng để phát huy đặc thù tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu cho du lịch Hà Giang. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc bản địa. Xây dựng du lịch Hà Giang theo hướng chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh cao, gắn với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, đảm bảo phát triển bền vững. Chú trọng phát triển du lịch nội địa, kết hợp phục hồi kinh tế - xã hội gắn với kiểm soát dịch bệnh Covid-19, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại. Hình thành một số khu, điểm du lịch, dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn. Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, nhất là du lịch cộng đồng. Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc trong khu vực miền núi phía Bắc.

Đến năm 2030 đưa Hà Giang trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, phấn đấu hoàn thành xây dựng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia, tạo dựng thương hiệu và thu hút khách du lịch. Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch các địa phương trong tỉnh, phát huy vai trò của thành phố Hà Giang trong kết nối với các không gian du lịch của tỉnh. Phát triển đồng đều các phân khu trung tâm du lịch tiềm năng đã được định hướng... 

Thời gian tới, Hà Giang sẽ tập trung nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có: - Sản phẩm du lịch cộng đồng: Tập trung bảo tồn kiến trúc truyền thống đặc trưng của các làng văn hóa du lịch, trong đó chú trọng kiến trúc nhà, mái nhà, tường rào truyền thống. Bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ, trang phục, lễ hội của các dân tộc.

Xây dựng bộ tiêu chí phát triển phù hợp với đặc điểm của làng theo hướng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với sản phẩm OCOP, làng văn hóa du lịch dược liệu, làng văn hóa du lịch theo tiêu chuẩn ASEAN. Nâng cấp một số làng văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu để nhân rộng như: Làng văn hóa Lô Lô Chải (văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu kiến trúc truyền thống dân tộc Lô Lô), Làng văn hóa du lịch thôn Nặm Đăm (theo tiêu chuẩn ASEAN); ... Sản phẩm du lịch văn hóa: Lập các dự án trùng tu, tôn tạo di tích theo quy định của pháp luật hình thành điểm du lịch nhằm phát huy giá trị di tích. Đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, các loại hình dịch vụ du lịch kết nối với các điểm di tích hình thành các chương trình du lịch độc đáp, hấp dẫn.

Quan tâm nâng cấp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tâm linh và các lễ hội thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng theo hướng gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, như: Sản phẩm du lịch ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; Mở rộng quy mô một số khu nghỉ dưỡng có dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang có; Hoàn chỉnh tuyến đi bộ trải nghiệm hệ sinh thái kiến tạo địa hình núi đá vôi Cao nguyên Đồng Văn tìm hiểu địa chất địa mạo, nghiên cứu khoa học, văn hóa. Nâng cấp sản phẩm du lịch mạo hiểm: Duy trì thường xuyên tổ chức các sản phẩm du lịch mạo hiểm như: Giải marathon “chạy trên cung đường Hạnh Phúc”; giải dù bay trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; giải trình diễn và thi đấu xe mô tô, ô tô địa hình huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì; đua thuyền kayak,thuyền sup (ván đứng) trên các lòng hồ thủy điện theo hướng quy mô lớn, chuyên nghiệp cao, đảm bảo độ an toàn phục vụ nhu cầu du khách.

Đồng thời, phát triển các sản phẩm mới Sản phẩm du lịch cộng đồng: Nghiên cứu rà soát bảo tồn xây dựng một số làng văn hóa du lịch cộng đồng mới gắn với các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các sản phẩm du lịch khác hình thành chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn. - Sản phẩm du lịch văn hóa: Giới thiệu và hướng dẫn du khách cùng trải nghiệm các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trải nghiệm phương thức sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công, chế biến ẩm thực với người dân địa phương... Sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; rừng đặc dụng, khu bảo tồn, vườn quốc gia; Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; lòng hồ và các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước.

Phát triển sân golf - du lịch golf gắn với các khu nghỉ dưỡng dịch vụ đẳng cấp, hạng sang. Sản phẩm du lịch thương mại, biên giới: Cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách. Kích cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm đặc trưng địa phương đóng góp vào doanh thu địa phương. Sản phẩm du lịch mạo hiểm: Tổ chức một số loại hình thể thao mạo hiểm như khinh khí cầu, cáp treo, dù lượn, đua thuyền, cưỡi ngựa....

 

 

Đức Bình 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline