Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 14:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

GS.TS Vũ Hoan - Tấm gương sáng về tình yêu thiên nhiên môi trường

Thứ hai, 08/05/2023 14:05

TMO - Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hoan được đánh giá là nhà khoa học có những đóng góp quan trọng cho môi trường thiên nhiên, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh. Dù làm gì, ở đâu, ông cũng làm việc và sống hết mình với hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

GS. TS Vũ Hoan sinh ngày 24/4/1937 tại xã Yên Thành, huyện Yên Mỗ, tỉnh Ninh Bình. Năm 17 tuổi nhập ngũ, sau 3 năm tham gia quân đội, năm 1956 anh được chuyển ngành và thu đỗ vào Trường Đại học Nông Lâm Hà Nội. Sinh viên Vũ Hoan ngày ấy đã không quản khó nhọc, mỗi khi có dịp là lại lặn lội ra những cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội để phổ biến cho bà con nông dân về kỹ thuật nông nghiệp như xử lý giống lúa bằng 3 sôi 2 lạnh, lọc hạt giống lúa tốt bằng nước bùn, làm phân xanh, cấy dày vừa phải, rồi tham gia vận động nông dân vào tổ đổi công cùng giúp nhau sản xuất. Thực tiễn ấy đã giúp sinh viên Vũ Hoan trong quá trình học tập, rèn luyện nhất là việc củng cố, mở rộng và hiểu sâu những kiến thức đã học, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu khoa học sau này...

Về sau, khi đã trở thành một nhà giáo, cán bộ khoa học, ông vẫn không rời xa những cánh đồng, những mảnh ruộng, vẫn sẵn sàng “chân lấm tay bùn” cùng những người nông dân Hà Nội với mong muốn làm sao để có được năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng được nâng cao. Những năm 1972-1986, GS Vũ Hoan tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn nông dân cách phòng trừ bệnh hại rau màu, lúa, ngô đảm bảo năng suất cây trồng. Trong thời gian đó, ông thường xuyên thực hiện các lớp học “đầu bờ” để chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn nông dân làm mạ sân, mạ khô, cấy lúa thẳng hàng, đưa các giống lúa, ngô, đậu tương vào cơ cấu cây trồng của các huyện ngoại thành, góp phần nâng cao giá trị và thu nhập trong nông nghiệp....

GS. TS Vũ Hoan (đứng thứ 2, hàng trên từ trái sang phải) tại Lễ công nhận rặng duối xã Đường Lâm (Hà Nội) là Cây Di sản Việt Nam. 

Trong gần 60 năm gắn bó với sự nghiệp khoa học kỹ thuật của Thủ đô, GS. TS Vũ Hoan đã có 24 năm giảng dạy tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Nông học; 12 năm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật; Phó Giám đốc Sở KH&CN thành phố, 27 năm làm Phó Chủ tịch (kiêm nhiệm) và Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hà Nội, tham gia Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn giữ các cương vị: Phó Chủ tịch Hội các Ngành sinh học Việt Nam; Chủ tịch Hội các ngành sinh học Hà Nội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường thủ đô; Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam... Dù làm gì, ở đâu, ông cũng làm việc và sống hết mình với hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường thiên nhiên. 

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, GS. TS Vũ Hoan đã trực tiếp làm Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học như: “Điều tra cơ bản nguồn gen sinh vật của Hà Nội; Chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm các đề tài về môi trường (điều tra môi trường, kỹ thuật môi trường, xử lý môi trường), các đề tài về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; Chủ nhiệm dự án “Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (VIE 89/034) của thành phố Hà Nội”; Chủ nhiệm đề tài “Điều tra đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đến việc phát triển của ngành du lịch Hà Nội”; Chủ nhiệm chương trình rau sạch – là người đầu tiên đề xuất và tập hợp các nhà khoa học cùng nghiên cứu về rau sạch của Hà Nội cũng như cả nước.

Từ năm 1997 đến nay, GS.TS Vũ Hoan cùng với nhiều nhà khoa học khác đã thực hiện việc đưa công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM 15 vào sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ông cũng trực tiếp và cùng cán bộ khoa học hướng dẫn, chuyển giao cho hàng vạn nông dân, thanh niên, phụ nữ các huyện ngoại thành những kiến thức về bảo vệ môi trường và biện pháp kỹ thuật giúp tăng năng suất cây trồng. Năm 2003-2004, khi dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, ông và các cộng sự đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp sử dụng Công nghệ EM16 kết hợp với khói bồ kết trong việc xử lý dịch; tổ chức hội thảo và trực tiếp hướng dẫn biện pháp đó trên truyền hình để nhân dân thực hiện.

Cuối năm 2008, thành phố bị úng ngập nghiêm trọng, ông đã đề xuất với thành phố dùng công nghệ EM để xử lý môi trường, cùng với các ban ngành liên quan trực tiếp tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật và đã sử dụng hơn 3 tấn sản phẩm vi sinh của công nghệ EM để xử lý môi trường ở một số huyện của tỉnh Hà Tây cũ và quận Hoàng Mai. Không những vậy, trong những năm từ 2000-2004, GS Vũ Hoan còn tham gia trực tiếp xây dựng đề án đề nghị thành phố áp dụng công nghệ vi sinh EM để xử lý nước hồ, đến năm 2010 trực tiếp tổ chức hội thảo và đề nghị áp dụng vào thực tiễn; đồng thời đã xây dựng đề cương và được thành phố chấp thuận cho thực hiện xử lý nước ở 2km đầu nguồn sông Tô Lịch.

Đặc biệt, năm 2010 theo sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, GS.TS Vũ Hoan cùng với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “Xây dựng Đề án cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sông Tô Lịch” và “Ảnh về môi trường sông Tô Lịch”. Sau 3 tháng đã có 19 đề án và 200 tác phẩm ảnh dự thi, trong đó 5 đề án đạt giải đã được hỗ trợ kinh phí thực hiện và hoàn thành trước Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.... chế phẩm EM, một số chế phẩm tương tự và nội địa hóa đã được sản xuất ở Việt Nam là chế phẩm GEM và VEM.

Trong thời gian công tác, GS. TS Vũ Hoan 5 lần được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen năm 2007, 6 lần được UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen.... Được nhiều bộ, ngành Trung ương tặng huy chương kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển ngành. Được UBND TP Hà Nội đề cử là “Công dân thủ đô ưu tú” năm 2015 và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2012.

 

 

LH (ghi) 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline