Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Giữ rừng bằng hương ước

Thứ sáu, 18/02/2022 17:02

TMO - Tùy mức độ vi phạm, cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng trong năm, thậm chí không được tham gia vào các sinh hoạt, hoạt động truyền thống của bản”. Đó là một trong những quy định được người dân bản Nậm Chan 1 xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên thống nhất đưa vào hương ước bảo vệ rừng trong nhiều năm qua.

Theo các cụ cao niên trong bản kể lại, nhiều năm về trước, cánh rừng quanh bản bị khai thác để trồng lúa, ngô. Mấy vụ đầu, ngô, lúa được hạt. Về sau bạc màu, người dân lại chuyển sang phá rừng khác để làm nương, vì vậy rừng thưa dần. Cây măng, cây nấm, mật ong rừng không còn. Khi hậu quả của việc phá rừng tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, người dân trong bản mới thấy thấm thía.

Thời gian đó, bản Nậm Chan 1 được giao chăm sóc, bảo vệ trên 800ha rừng để hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng. Đồng lòng, quyết tâm giữ rừng, hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng gồm 6 chương, 20 điều được dân bản Nậm Chan 1 thống nhất xây dựng.

Giữ rừng bằng hương ước đã và đang phát huy hiệu quả cao trong bảo vệ diện tích rừng tại các xã vùng cao tại tỉnh Điện Biên

Trong hương ước quy định chi tiết từ việc sử dụng, phát triển tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chăn thả gia súc, đốt nương... đến các quy định về việc xử phạt. Nhẹ thì phạt bồi thường từ 50 - 200 nghìn đồng. Nặng hơn, nếu diện tích rừng bị thiệt hại từ 200m2 trở lên, ngoài chịu xử lý theo quy định của pháp luật, người vi phạm sẽ không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng trong năm đó, không được bản xem xét ưu tiên khai thác lâm sản ngoài gỗ trong 6 tháng; đồng thời phải kiểm điểm trước cộng đồng và không cho tham gia vào hoạt động truyền thống của bản…

Hương ước được xây dựng dựa trên quy định tại một số luật của Nhà nước như: Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng... Là bản khó khăn nhất của xã Mường Đăng, bản Nậm Chan 1 có 66 hộ, trên 328 nhân khẩu, có 44 hộ nghèo, nhưng người Mông ở bản không vì khó khăn mà phá rừng. Từ nhiều năm nay bản không phải bắt, phạt trường hợp nào, vì ai cũng có ý thức giữ rừng, tuyệt đối tuân thủ hương ước do chính mình tham gia xây dựng. Đều đặn mỗi tháng, tổ tuần tra bảo vệ rừng của bản gồm 10 người luân phiên nhau đi tuần tra rừng.

Không chỉ ở Nậm Chan 1, những năm gần đây nhiều cánh rừng ở Mường Đăng ngày càng xanh tốt nhờ cách bảo vệ rừng bằng hương ước,  quy ước. Người dân bản các bản Nậm Chan 1, Nậm Chan 2, Nậm Pọng, Pơ Mu giờ đây đã được hưởng những trái ngọt từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng, khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, như: nấm, măng, sa nhân, hạt dẻ...

Người dân trong bản đều nhận thấy, rừng cho dân mình nguồn nước, không khí trong lành, mát mẻ, che chắn gió bão nên người dân ai cũng tự giác bảo vệ rừng. Bởi vậy tuy rừng gần như thế nhưng dân bản không ai dám tự tiện vào rừng khai thác. Kể cả việc lấy củi trong rừng, người dân cũng không được chặt những cây còn sống mà phải lấy củi khô. Gắn bó với rừng, sống cùng rừng, hưởng lợi từ rừng nên người dân bản Nậm Chan 1 coi việc giữ rừng luôn xanh tốt cũng là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm.

Hàng năm bản Nậm Chan 1 được chi trả trên 300 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (từ năm 2017). Bản thống nhất để lại mỗi năm 30 triệu đồng làm quỹ duy trì các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, như: Mua trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng, hội họp, tổng kết, khen thưởng, mua dụng cụ PCCCR và chi phụ cấp cho các thành viên trong tổ bảo vệ rừng, còn lại chia đều cho các hộ trong bản, tạo động lực khích lệ người dân gắn bó với rừng.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline