Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 03:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Gìn giữ và phát huy giá trị cây di sản

Chủ nhật, 03/04/2022 17:04

TMO - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hàng trăm cây di sản với tuổi đời trăm năm. Bảo vệ cây di sản gắn liền với các di tích sẽ góp phần khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ các di sản văn hóa của cha ông.

Trước đó, 144 cây thuộc Khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cụ thể, gồm: 1 cây đa tía, 1 cây thị, 102 cây hồng tùng (xích tùng), 10 cây thông nhựa, 21 cây mai vàng Yên Tử và 9 cây đại. Đây là niềm tự hào rất lớn, góp phần tăng thêm giá trị cho Yên Tử, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Tại làng Hưng Học (phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên) đã có 2 cây di sản Việt Nam là cây bồ đề chùa Hưng Linh và cây đa đình Hưng Học. Đây là 2 cây cổ thụ gần 500 năm tuổi với tán lá xòe rộng, tạo cảnh quan môi trường thanh tịnh, trong lành tại chùa Hưng Linh và đình Hưng Học.

Cây quếch ở miếu Vua Bà (thị xã Quảng Yên) được cho là có từ thế kỷ 13

Gần đây nhất, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận cây di sản Việt Nam đối với cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc. Cây thị ở chùa Đống Phúc có tuổi đời hơn 900 năm, dáng cây bề thế với chiều cao 19m, chu vi thân 5,17m, tán thị trùm rộng tỏa bóng mát quanh năm.

Cây thị tại chùa Đống Phúc với hơn 900 năm tuổi vừa được công nhận là cây di sản tại tỉnh Quảng Ninh 

Cây thị vốn có ý nghĩa lớn trong Phật giáo, bởi gỗ thị rất đẹp, bền, không bị mối mọt, nứt, co giãn… là loại gỗ duy nhất dùng để khắc kinh Phật. Cây gắn liền với làng cổ và hành dinh Trại Yên Hưng ủng hộ quan quân nhà Trần đánh tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288. Cây thị cách không xa khu trung tâm Di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.

Cây gạo sau chùa Đống Phúc có lịch sử hơn 400 năm, cao 18m, chu vi thân 5,9m. Trong tiềm thức dân gian, cây gạo biểu tượng cho sự phồn thịnh, sung túc. Vào tháng 3 âm lịch, hoa gạo nở đỏ mờ ảo trong mưa xuân đã tạo thành hình ảnh đẹp. Ngoài 2 cây thị, cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc, TX Quảng Yên còn có 2 cây lim Giếng Rừng, 1 cây quếch cổ thụ ở miếu Vua Bà.

Hai cây lim Giếng Rừng tại thị xã Quảng Yên 

Trải qua khắc nghiệt của thiên nhiên và biến cố lịch sử, những cây di sản vẫn sừng sững uy nghi chứng minh các giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh của vùng đất và con người Quảng Yên. Đó là di sản sống, là minh chứng cho lịch sử hùng hồn và lâu đời của vùng đất Quảng Yên lịch sử. Những cây cổ thụ này còn là hồn cốt của không ít các di tích có giá trị. Vì vậy, nhiều người dân Quảng Yên đã chủ động bảo vệ cây cổ thụ. Phật tử chùa Đống Phúc đã ra sức bảo vệ cây thị, cây gạo. Dân làng Hưng Học cũng chăm sóc cây tạo cảnh quan cho đình, chùa. 

Việc công nhận cây di sản không chỉ giúp lưu giữ nguồn gen quý, bảo vệ những cây cổ thụ lâu năm, đây còn là thông điệp về đạo lý, nhân văn, bày tỏ lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân có công trồng và gìn giữ cây. Cây di sản gắn với các di tích nên nếu bảo tồn và phát huy tốt những giá trị hiện có thì sẽ trở thành sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, lịch sử độc đáo cũng như kết nối với hệ thống di tích, danh thắng ở các địa phương lân cận.

 

Thu Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline