Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Giải pháp xuất khẩu hàng hóa hiệu quả sang thị trường Algeria

Thứ ba, 18/04/2023 07:04

TMO - Algeria là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi. Những năm gần đây, quốc gia này chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu song đây vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. 

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Algeria là quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi và nằm ở khu vực Bắc Phi với nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi. Đặc biệt, quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản nước ngọt…bởi đây là những sản phẩm mà Algeria không sản xuất được. Theo các chuyên gia thương mại, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm rõ xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng để xuất khẩu hiệu quả sang thị trường này.

Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Algeria, cà phê chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần đây cũng là mặt hàng xuất khẩu số 1 vào thị trường này.

Mỗi năm Algeria nhập khẩu 100.000 tấn gạo chủ yếu là gạo 5% tấm, gạo đồ, phục vụ cho người châu Á sinh sống và làm việc tại Algeria. Hơn nữa, gạo là mặt hàng được trợ giá nên thuế nhập khẩu khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ 16%. Bên cạnh đó, các loại gia vị như hạt tiêu, quế cũng là những loại nông sản có nhu cầu cao tại Algeria cùng với hạt điều nhân. Đặc biệt, thủy hải sản cũng nằm trong Top 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria.

Cà phê chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Algeria. 

Thời gian qua, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước được Chính phủ Algeria liên tục ban hành mới, mức độ ngày một cao. Chính phủ nước này thực hiện chính sách cấm nhập khẩu với những hàng hoá trong nước có thể sản xuất được, chỉ cho phép doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu. Với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hiện gần như toàn bộ thực phẩm chế biến như sữa, rau quả đóng hộp, dầu oliu, thịt gia cầm, thịt cừu đều được sản xuất nội địa.

Cụ thể, năm 2023, Algeria tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng phi dầu khí. Bên cạnh đó, Algeria cấm doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại. Mặc dù, mặt hàng nhập khẩu bị thu hẹp nhưng một số mặt hàng nông sản, thực phẩm thô và sơ chế của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Algeria.

Trong đó, đối với mặt hàng cà phê mỗi năm Algeria nhập khẩu 130.000 tấn cà phê các loại, chủ yếu càphê thô, càphê xanh chưa rang xay. Khi nhập khẩu về, các công ty rang xay đồng thời là nhà nhập khẩu chế biến phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng và tiêu chuẩn Halal. Ngoài ra còn có mặt hàng hạt tiêu, nhu cầu nhập khẩu của Algeria khoảng 130 triệu USD, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu được 1.324 tấn, đạt 4,3 triệu USD, tổng thuế và phí nhập khẩu loại mặt hàng này là 83%. Hạt điều, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu USD giá trị mặt hàng này sang Algeria, đây là mặt hàng xa xỉ, thuế nhập khẩu lên tới 83%. Cùng đó là những mặt hàng thủy sản như cá nước ngọt, cá nước lợ, cá basa, cá ngừ và sữa bột…

Dù là một thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và hợp tác thương mại với các nước châu Phi nhưng thương mại song phương giữa Việt Nam và Algeria vẫn còn khiêm tốn. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đã đạt 63,36 triệu USD, tăng 104,73% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có cà phê, hạt tiêu, hàng thủy sản, sản phẩm hóa chất, hàng kim loại thường… Bên cạnh những cơ hội, thị trường Algeria cũng có một số rủi ro thương mại.

Các doanh nghiệp cần cập nhật thông tin về yêu cầu hàng hóa nhập khẩu tại thị trường này để đảm bảo chất lượng. Ảnh: TTX. 

Để giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi tiếp cận thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria lưu ý doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra. 

Doanh nghiệp không nên quá tin tưởng vào công ty môi dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu; Phương thức thanh toán nên dùng thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight) yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Do ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước nên có thể đề nghị khách đặt cọc ngoài Algeria. 

Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến nghị doanh nghiệp nên thỏa thuận, đề nghị khách thanh toán 100% tiền hàng (nếu được) trước khi tàu cập cảng Algeria để chủ động kiểm soát tiền hàng. Khi hàng vào cảng, nếu khách hay ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng như Thương vụ, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương),… để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời, tránh tình trạng để hàng kéo dài tại cảng dẫn tới phát sinh chi phí kho bãi, tiền phạt và hải quan sở tại bán đấu giá sung công quỹ (theo quy định, sau khi hàng nằm tại cảng 81 ngày kể từ khi được dỡ khỏi tàu, hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá).

Để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng khả năng hợp tác đầu tư với đối tác Algeria, ngoài các hoạt động chuyên môn, Thương vụ Việt Nam tại Algeria sẽ tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế về nông sản thực phẩm và tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường nông sản Việt Nam. Đề nghị doanh nghiệp, hiệp hội trong nước đồng hành cùng thương vụ để tăng hiệu quả của các hoạt động. Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị kết nối giao thương tại các thị trường kiêm nhiệm.

Về phía doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến cáo cần tăng cường liên hệ với cơ quan ngoại giao, bộ ngành, tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Đồng thời cần tích cực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ triển lãm, ưu tiên tiếp xúc và giao thương trực tiếp với doanh nghiệp Algeria. Quan tâm tới tập quán và quy tắc giao dịch thương mại, thiết lập mối quan hệ đối tác liên kết và đầu tư. Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần lưu ý các mặt hàng mà Algeria không hạn chế nhập khẩu là sản phẩm mà nước này không sản xuất được. Chẳng hạn như tiêu, cà phê thô, cá basa, cơm dừa, quế, hồi, hạt điều hay nguyên liệu là gỗ, nhựa, giấy.

 

 

 

Nguyễn Hương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline