Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Giải pháp phòng chống sinh vật gây hại cho Cây Di sản, cây cổ thụ

Thứ sáu, 14/04/2023 15:04

TMO - Giống như các cây trồng nông lâm nghiệp, Cây Di sản/ cây cổ thụ bị nhiều loài sinh vật hại tấn công. Cho đến nay, ở nước ta vấn đề nghiên cứu sinh vật hại cho cây cổ thụ nói chung và Cây Di sản nói riêng chưa được quan tâm. Quan sát các Cây Di sản/ cây cổ thụ trong thời gian qua cho thấy sinh vật gây hại chính trên Cây Di sản/ cây cổ thụ khá phong phú, chúng tấn công tất cả các bộ phận của cây, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của Cây Di sản/ cây cổ thụ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, về phân loại, các loài sinh vật gây hại cho Cây Di sản/ cây cổ thụ thuộc nhiều nhóm sinh vật khác nhau. Trước hết là nhóm côn trùng ăn thực vật, nhóm này thuộc nhiều bộ côn trùng khác nhau, tấn công tất cả các bộ phận của Cây Di sản/ cây cổ thụ và có thể tạm chia thành các nhóm: côn trùng ăn lá và lộc non; côn trùng đục cành/thân; các loài mối hại cây xanh, côn trùng hại rễ.

Trong nhóm côn trùng ăn thực vật gồm nhóm côn trùng hại lá, lộc non Cây Di sản/ cây cổ thụ, chủ yếu các loài sâu non từ bộ cánh vẩy (sâu róm, sâu kèn, sâu cuốn lá...); trưởng thành bọ cánh cứng (trưởng thành một số loài bọ hung, bọ ánh kim ăn lá...); sâu non bộ cánh cứng (sâu non họ bọ đầu dài Attelabidae), các loài bọ xít, rệp sáp... Nhưng những loài côn trùng hại này không gây chết Cây Di sản/ cây cổ thụ.

Bên cạnh đó, là nhóm côn trùng đục cành và thân Cây Di sản/ cây cổ thụ chủ yếu từ bộ cánh cứng. Đây là nhóm sinh vật gây hại rất nguy hiểm cho các Cây Di sản/ cây cổ thụ. Trong đó, nguy hiểm hơn cả là sâu non các loài xén tóc (Cerambycidae), bọ Giả bổ củi hay còn gọi là bọ Cát đinh (Buprestidae), các loài mọt thuộc họ Scolytidae và sâu non bộ cánh vầy thuộc họ ngài Đục gỗ Cossidae. Các loài Xén tóc và bọ Giả bổ củi có thời gian vòng đời khá dài (thường 1 năm chỉ hoàn thành một vòng đời), còn các loài mọt thuộc họ Scolytidae có thời gian vòng đời ngắn hơn (một năm hoàn thành vài vòng đời). Những loài côn trùng hại này tích lũy số lượng qua nhiều thế hệ sẽ tạo thành quần thể lớn trong cành, thân cây và dần dần gây Cây Di sản/ cây cổ thụ nếu không áp dụng biện pháp phòng chống kịp thời.

Sâu đục thân cây Muỗm tại đền Voi Phục, Hà Nội 

Ngoài ra, nhóm này còn có các loài côn trùng hại rễ Cây Di sản/ cây cổ thụ gồm một số loài sâu non bộ cánh cứng thuộc họ bọ Hung Scarabaeidae. Nhóm côn trùng hại này hiếm khi gây Cây Di sản/ cây cổ thụ. Các loài mối hại cây xanh cũng là nhóm sinh vật hại có thể gây chết Cây Di sản/ cây cổ thụ. Ở Việt Nam, đã ghi nhận có một số loài mối gây hại cho nhiều loài thực vật sống, thường gặp là các loài Microtermes pakistanicus; Odontotermes angustignathus,... Các loài mối có thể ăn vỏ cây, gặm cổ rễ cây, đục ruỗng thân cây, dẫn đến cây bị chết nếu không áp dụng biện pháp phòng chống mối kịp thời.

Thứ hai, nhóm vi sinh vật gây bệnh cho cây rất đa dạng và phong phú, thuộc các ngành nấm khác nhau, vi khuẩn và virus. Có loài gây bệnh cho lá cây (đốm lá, cháy lá...), có loài gây bệnh thối thân cây, gây mục rỗng thân cây, khô cành cây, thối rễ cây... Đối với cây thân gỗ lâu năm Cây Di sản/ cây cổ thụ đã quan sát thấy những bệnh hại nguy hiểm nhất là các bệnh mục ruỗng thân cây do nhóm nấm Ganoderma spp, Trametes sp. Và bệnh thối rễ do các nấm đất mà đặc biệt là do các nấm Pythium spp., Phytophthora spp. Những nhóm nấm này cùng tấn công Cây Di sản/ cây cổ thụ, nếu không phát hiện sớm để cứu chữa thì sẽ dẫn đến khó cứu chữa và dần dần cây bị chế.

Thứ ba là nhóm thực vật thượng đẳng ký sinh, một số ít Cây Di sản/ cây cổ thụ bị các loài thực vật thượng đẳng ký sinh hoặc sống gửi (dây Tơ hồng; cây Tầm gửi; cây Si/Sanh, Đa...). Loài thực vật thượng đẳng ký sinh hoặc sống gửi phát triển mạnh, lấy phần lớn dinh dưỡng từ Cây Di sản/ cây cổ thụ làm Cây Di sản/ cây cổ thụ trở nên thiếu dinh dưỡng, suy nhược dần và chết.

Nhiều sinh vật sống ký sinh trên cây Sanh tại đền Câu tử, Hà Nam. 

Ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu về sinh vật gây hại và biện pháp phòng chống chúng trên cây cổ thụ. Những biện pháp nêu ở dưới đây là dựa trên kinh nghiệm, thực tiễn phòng chống vi sinh vật hại cây ăn quả thân gỗ ở Việt Nam:

Với biện pháp thủ công: Những bộ phận của Cây Di sản/ cây cổ thụ bị nhiễm sâu bệnh hại cần được cắt bỏ khi phát hiện thấy. Không cắt bỏ các bộ phận của Cây Di sản/ cây cổ thụ bị nhiễm sâu bệnh hại vào những ngày có mưa, hay trong giai đoạn đang xảy ra hạn hán và cây ở trạng thái thiếu nước. Việc cắt bỏ các bộ phận của Cây Di sản/ cây cổ thụ bị nhiễm sâu bệnh hại cũng phải bằng dụng cụ chuyên dùng và do những người có chuyên môn thực hiện.. Định kỳ dọn sạch các loài thực vật thượng đẳng sống gửi trên thân, cành và các loài thực vật mọc xung quanh gốc Cây Di sản/ cây cổ thụ. Nếu thấy có phân mới của côn trùng thải ra qua lỗ đục ra ngoài trên các cành và thân Cây Di sản/ cây cổ thụ thì dùng dây thép luồn vào đường đục để diệt sâu hoặc bơm thuốc trừ sâu vào lỗ đục để diệt sâu ở trong lỗ đục.

Sử dụng chế phẩm sinh học phòng chống sinh vật gây hại Cây Di sản/ cây cổ thụ: Dùng chế phẩm sinh học từ nấm côn trùng (nấm xanh Metarhizum anisopliate) để trừ mối (theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì). Định kỳ (vào mùa sinh trưởng của cây) dùng chế phẩm sinh học (chứa vi sinh vật đối kháng như nấm đối kháng nấm Trichodema spp., vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis...) bón vào đất vùng gốc Cây Di sản/ cây cổ thụ để khống chế sự phát sinh, phát triển của các nấm đất hại rễ cây, cổ rễ cây và nấm bệnh gây rỗng thân Cây Di sản/ cây cổ thụ.

Chuyên gia nước ngoài và Việt Nam hướng dẫn nhân dân địa phương quy cách bón phân cho cây. 

Sử dụng thuốc hóa học phòng chống sinh vật hại Cây Di sản/ cây cổ thụ: Khi có các loài côn trùng hại lá (sâu róm, rệp sáp, bọ ăn lá...) và các bệnh đốm lá thì cần tiến hành phun lên tán lá Cây Di sản/ cây cổ thụ  loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật phổ biến và phù hợp với đối tượng cần phòng chống. Sử dụng các thuốc này theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Phần lớn trưởng thành cái các loài côn trùng hại cây thân gỗ (xén tóc, bọ Giả bổ củi...) thường đẻ trứng vào các khe nhỏ trên vỏ cây. Khi thấy trưởng thành cái các loài xén tóc, bọ giả bổ củi... xuất hiện trên thân/cành của Cây Di sản/ cây cổ thụ tức là chúng đến để trứng lên Cây Di sản/ cây cổ thụ. Ngay sau đó cần tiến hành phun thuốc trừ sâu sẵn có trên thị trường (thuốc có cơ chế thấm sâu hoặc nội hấp) để diệt sâu non mới nở từ trứng khi bắt đầu bị đục vào trong thân, cành Cây Di sản/ cây cổ thụ. Sử dụng các thuốc này theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Đối với mối, khi Cây Di sản/ cây cổ thụ có triệu chứng bị mối tấn công, cần áp dụng phương pháp mồi nhử với bả diệt mối. Hoặc sử dụng thuốc hóa học có sẵn trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo để phòng chống mối và áp dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Định kỳ vào mùa sinh trưởng của cây dùng các chế phẩm thuốc trừ nấm có sẵn trên thị trường được khuyến cáo trừ nấm đất gây thối rễ và nấm gây rỗng thân cây để phun hoặc tưới gốc Cây Di sản/ cây cổ thụ. Việc sử dụng các thuốc trừ nấm tuân theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Định kỳ vào mùa sinh trưởng của cây dùng chế phẩm Agri-fos 400 (Phosphonates) để kích thích hệ miễn dịch của Cây Di sản/ cây cổ thụ trong việc đề kháng các loại bệnh gây thối rễ và nấm gây rỗng thân cây. Chế phẩm này có thể tiêm vào thân cây gỗ (bằng dụng cụ chuyên dùng) hoặc phun ướt đều tán lá (2-3 lần cách nhau 10-15 ngày) bằng dung dịch thuốc 0,5% kết hợp dùng dung dịch thuốc 0,5% (15-20 lít/cây) tưới vào vùng cổ rễ (nếu cổ rễ nằm sâu trong đất thì dùng tia nước mạnh xoi đất ra trước khi tưới).

Định kỳ vào mùa sinh trưởng của cây dùng các thuốc kích thích ra rễ có sẵn trên thị trường nông dược (theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất) để tưới vào vùng đất xung quanh theo hình chiếu thẳng đứng của tán lá cây giúp Cây Di sản/ cây cổ thụ ra rễ mới. Khi cần (trạng thái sinh lý cây yếu) có thể dùng thuốc kích thích sinh trưởng có sẵn trên thị trường nông dược phun lên tán lá cho cây phục hồi, tăng sức đề kháng với sinh vật hại. Thuốc kích thích sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline