Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 14:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia

Thứ bảy, 13/05/2023 06:05

TMO - Trong 4 tháng đầu năm 2023, Indonesia trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ ba của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt gần 2,9 triệu tấn, trị giá 1,53 tỷ USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 51,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 3 và 4, xuất khẩu gạo thu về gần 1,1 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, chỉ trong 4 tháng năm nay, xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia thu về 149 triệu USD, tăng đột biến 2.514% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2022, xuất khẩu gạo sang Indonesia chỉ đạt 58 triệu USD. Đây là con số rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo 3,45 tỷ USD năm 2022 của nước ta. Tuy nhiên, với kim ngạch tăng 2.514% trong 4 tháng đầu năm nay, Indonesia lần đầu tiên trong lịch sử vươn lên trở thành khách hàng lớn thứ ba của gạo Việt, chỉ đứng sau Philippines và Trung Quốc.

Bộ Thương mại Indonesia cho biết, nước này sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023. Theo Chính phủ Indonesia, lượng gạo dự trữ quốc gia nhập khẩu sẽ được sử dụng vào chương trình bình ổn giá gạo, hỗ trợ cho 21,53 triệu hộ nghèo và sử dụng cho các mục đích khác.

Liên quan tới gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, Indonesia quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như hiện nay nhằm bảo đảm an ninh lương thực, 70% lượng gạo này dự kiến được thu mua trong vụ thu hoạch chính (từ tháng 2 đến tháng 4). Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết, trong năm 2023 nước này phấn đấu đề ra mục tiêu sản xuất 54,5 triệu tấn thóc, tương đương với 32,07 triệu tấn gạo, tương đương với mục tiêu năm vừa qua.

Indonesia trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ ba của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023. 

Theo Cơ quan thống kê Indonesia, sản lượng thóc thu hoạch của nước này trong 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 23,82 triệu tấn, tương đương với 13,79 triệu tấn gạo, tăng 0,56% so với cùng kỳ năm 2022. Bộ Nông nghiệp Indonesia dự báo hiện tượng EL Nino có thể xảy ra, gây hạn hán từ tháng 5-7/2023, vì vậy có khả năng sẽ ảnh hưởng tới diện tích và sản lượng ở vụ thu hoạch tháng 7-8/2023.

Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Indonesia. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia lưu ý, để cung ứng với số lượng gạo nhiều nhất cho đợt thu mua tới đây của nước này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt, đặc biệt là các đơn vị đã và đang cung cấp gạo dự trữ quốc gia cho Indonesia, cần chủ động quảng bá sản phẩm của mình.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đầy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, bảo đảm hiệu quả xuất khẩu và góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi. Bên cạnh đó, lưu ý phương án phòng ngừa các rủi ro về giá cả, thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang chịu nhiều tác động.

Ngoài ra, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thường xuyên cập nhật tình hình cho Hiệp hội lương thực Việt Nam và Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như kịp thời có biện pháp hỗ trợ thương nhân trong trường hợp cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Phi ghi nhận mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên, các thị trường nhập khẩu ở châu Á gồm: Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia,... lại ồ ạt mua gạo Việt Nam với số lượng lớn. Theo đó, 4 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Á này đều tăng trưởng từ 3 đến 4 con số.

Hiện Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu. Tính đến hết tháng 4/2023, giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 647,5 triệu USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42,4% tổng giá trị gạo xuất khẩu của nước ta. Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với kim ngạch đạt 292,5 triệu USD, tăng 88,2% so với cùng kỳ.  Indonesia trở thành khách hàng mua gạo lớn thứ 3 của Việt Nam. Thông từ từ Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), tháng 4/2023, giá xuất khẩu gạo từ Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong hai năm. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan và Ấn Độ đều có xu hương tăng đến giữa tháng, sau đó quay đầu giảm về cuối tháng. 

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm được chào bán ở mức 495-500 USD/tấn (mức cao nhất kể từ tháng 4/2021) tăng 50 USD/tấn so với một tháng trước. Thu hoạch vụ Đông Xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm - đã kết thúc.  Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm hiện ở mức 382-388 USD/tấn, giảm so với mức 385-392 USD/tấn vào giữa tháng 4/2023. Giá gạo Ấn Độ giảm do đồng rupee mất giá, trong khi nhu cầu xuất khẩu khá ổn định.  Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 480 USD/tấn, giảm 10 USD so với mức 485-490 USD/tấn vào trung tuần tháng 4/2023, nhưng lại tăng 17 USD/tấn so với trung bình tháng 3. Thị trường gạo trầm lắng sau kỳ nghỉ lễ Songkran - lễ mừng năm mới của người Thái.  

 

 

Hạnh Nguyễn

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline