Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Du lịch Hà Nội kỳ vọng đạt mục tiêu tăng trưởng

Thứ sáu, 02/06/2023 13:06

TMO - Ngành Du lịch Thủ đô đang tăng trưởng mạnh mẽ, trong 5 tháng đầu năm số lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng 53,9% so với năm 2022.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong tháng 5/2023 ngành du lịch Thủ đô đón hơn 2 triệu lượt du khách, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt hơn 316.000 lượt, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng thị trường nội địa đạt 1,7 triệu lượt khách, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng hơn 7,26 nghìn tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 11,4% so với tháng 4/2023.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Hà Nội đón hơn 10 triệu lượt du khách, tăng 53,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,71 triệu lượt, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm 2022, khách nội địa ước đạt 8,4 triệu lượt, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 37.000  tỷ đồng, tăng 92,4% với cùng kỳ năm trước.

Về hoạt động cơ sở lưu trú, tính đến tháng 5/2023, trên địa bàn Hà Nội có 3.756 cơ sở lưu trú du lịch với 70.218 phòng, trong đó có 603 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 25.550 phòng, chiếm 16,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 36,3% tổng số phòng. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1 đến 5 sao ước đạt khoảng 65,7%, tăng 0,2% so với tháng 4/2023 và tăng 20,5% so với tháng cùng kỳ năm 2022. Tính chung 5 tháng đầu năm, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 60,1% tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngành Du lịch Thủ đô trong 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 53,9% so với năm 2022.  

Đáng chú ý, trong 5 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm nay, Hà Nội đón 719 nghìn lượt khách du lịch; trong đó có 69,5 nghìn lượt khách quốc tế và 650 nghìn lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.400 tỷ đồng. Các điểm Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón khoảng 30.000 lượt khách; Hoàng thành Thăng Long đón 31.400 lượt khách; Bảo tàng dân tộc học đón 11.000 lượt khách; Di tích Nhà tù Hoả Lò đón 27.410 lượt khách; điểm du lịch làng nghề Bát Tràng, Dương Xá, Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm đón 40.000 lượt khách; Vườn thú Hà Nội 130.898 lượt khách... 

Năm 2023, Hà Nội phấn đấu đón khoảng 22 triệu lượt khách du lịch, tăng 17,6% so với năm 2022; trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp đôi so với năm 2022 và 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5% so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77.000 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2022.

Lãnh đạo Sở Du lịch thành phố khẳng định, năm 2023 sẽ tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện du lịch Thủ đô đạt cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững; phấn đấu năm nay, du lịch Hà Nội thực sự phục hồi, phát triển, giữ vững vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Hà Nội là tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với môi trường. Trong đó, quy hoạch hình thành các cụm, tuyến du lịch hoàn chỉnh, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cụm, tuyến du lịch đã được quy hoạch theo hướng chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo tính bền vững.

Để hoàn thành mục tiêu của ngành trong năm 2023, Sở Du lịch thành phố tiếp tục phối hợp các địa phương xây dựng, phát triển một số mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thường Tín, thị xã Sơn Tây…Khuyến khích các địa phương xây dựng sản phẩm OCOP lĩnh vực du lịch. Đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm du lịch golf, trong đó tập trung phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch golf, nâng cao khả năng tiếp cận du lịch golf đối với du khách, tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp, đồng thời kết nối sản phẩm du lịch golf với các sản phẩm du lịch thế mạnh của các địa phương.

Sở Du lịch Hà Nội nghiên cứu đầu tư phát triển, khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội địa dọc sông Hồng, hồ Tây, hồ Đồng Mô… gắn với các điểm đến du lịch văn hóa, di sản, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại các quận, huyện, thị xã. Trước mắt tập trung nghiên cứu tổ chức, khai thác tuyến bus Bến Bạc - Bát Tràng, đổi mới xây dựng, phát triển, kết nối các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng của Hà Nội (các tour du lịch nội địa ngắn ngày trong thành phố, các tour du lịch phục vụ du khách người Hà Nội, chương trình du lịch giáo dục học đường…).

Cùng với việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, ngành Du lịch Thủ đô đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. 

Với lượng khách đến Hà Nội tăng trưởng trong thời gian qua, cùng với những ự kiện lớn quảng bá hình ảnh Thủ đô đã và sẽ tiếp tục được tổ chức, ngành Du lịch thành phố kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu đón khách quốc tế theo Kế hoạch đã đặt ra. Đây là mục tiêu lớn, cần sự hợp lực của nhiều ngành, đơn vị, trong đó, truyền thông đóng vai trò rất lớn. Du lịch Hà Nội hiện đang tiếp tục tập trung công tác quảng bá với thông điệp "Hà Nội - Đến để yêu", trong đó nhấn mạnh vào các yếu tố "An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn - Chất lượng. 

Từ nay đến cuối năm, Sở Du lịch Hà Nội tích cực phát triển các hoạt động như du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm du lịch sức khỏe nghỉ dưỡng, du lịch di sản, du lịch golf, du lịch MICE (du lịch kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện), khai thác tuyến du lịch ven sông Hồng; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Hà Nội kết nối với các địa phương, hợp tác xây dựng tuyến du lịch mới giữa Hà Nội với các tỉnh, thành. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động, xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch mới trên các kênh truyền thông quốc tế, trang website, các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook…) và các hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp để tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn”.

 

 

Mai Hương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline