Hotline: 0941068156

Thứ hai, 26/05/2025 12:05

Tin nóng

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thứ hai, 26/05/2025

Dự kiến xây nhà hát Opera trên hồ Đầm Trị (Tây Hồ): Chuyên gia nói gì?

Thứ sáu, 08/07/2022 20:07

TMO - Trước thông tin UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) công khai lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về việc xây dựng nhà hát Opera trên hồ Đầm Trị theo như đồ án Quy hoạch chi tiết Khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An. Nhiều ý kiến cho rằng phải thận trọng, cân nhắc thật kỹ việc này.

Chú trọng không gian xanh trong phát triển đô thị?

Thời gian gần đây, dư luận hết sức quan tâm tới việc quận Tây Hồ (Hà Nội) lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 tại phường Quảng An, quận Tây Hồ. 

Khu vực mặt nước Đầm Trị - nơi quy hoạch sẽ xây một nhà hát trên đầm.

Theo đó, Đồ án đang lấy ý kiến có tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 45.300 m2, thuộc địa giới hành chính phường Quảng An và một phần diện tích phường Tứ Liên. Đáng chú ý, trong 3 ô đất quy hoạch (16,17,19) đang lấy ý kiến có ô đất thứ 19 chính là lô đất Đầm Trị (một trong số ít "lá phổi xanh" được người dân Tây Hồ sử dụng trồng sen, một trong những loài hoa đặc trưng của Tây Hồ) sẽ có thể được thay thế bằng công trình nhà hát.

Đầm Trị có diện tích khoảng 11.500 m2, còn ao Đầm Trị có diện tích 67.000 m2. Hồ Đầm Trị không chỉ có đất nông nghiệp mà có cả đất ở xen kẽ. Nếu như người dân Quảng An, Tây Hồ đồng nhất ý kiến và Đồ án được thông qua thì hồ Đầm Trị sẽ được thay thế bằng một nhà hát lên và nơi được ví như "lá phổi xanh" này coi như không còn.

Công trình nhà hát Opera tại Đầm Trị (Hồ Tây) trên bản phác thảo.

Trước sự việc này, nhiều người dân tại phường Quảng An đang băn khoăn, lo ngại Hồ Tây sẽ mất đi nét độc đáo, mất đi không gian thiên nhiên vốn đang rất ít ỏi. Một người dân ở Tổ 5, phường Quảng An, quận Tây Hồ cho biết: “Hồ Đầm Trị vốn dĩ đang là một đầm sen rất đẹp, nhưng sẽ thật khó hiểu nếu lấp đi một không gian xanh để xây dựng nhà hát có hình dáng những bông hoa sen khổng lồ bằng bê tông..." Thực tế, Hà Nội đã có quá nhiều nhà hát. Nhiều người đặt câu hỏi, không lẽ Hà Nội không còn chỗ nào khác để xây nhà hát hay sao mà cứ phải là lấp một góc của hồ Tây?

Cần cân nhắc thật kỹ khi thu hẹp ao hồ tự nhiên trong các khu đô thị

Trước những vấn đề trên, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, vai trò của ao, hồ và hệ thống cây xanh trong không gian đô thị, nhất là những đô thị lớn như Hà Nội. Đây là vấn đề không mới nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo ông Huỳnh, ao, hồ không chỉ là nước, không chỉ là đất mà nó là một hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Việc gìn giữ, bảo vệ ao, hồ là việc vô cùng cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ biến đổi khí hậu như hiện nay. Nắng nóng, mưa nhiều, nước ùn đọng lại là vì không có chỗ để thoát. Chính ao, hồ là nơi tiêu nước và cũng chính ao, hồ là nơi giữ nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng một dự án nào đó mà phải lấp đi ao, hồ, theo tôi nghĩ đó là đánh đổi trong phát triển kinh tế, nhưng sự đánh đổi đó là không hợp lý. Cần có tính toán phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, tức là “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, “không đánh đổi an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần”.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Quay trở lại câu chuyện về dự định xây dựng nhà hát trên hồ Đầm Trị, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cho rằng, nếu đây là một công trình văn hóa phục vụ cho quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung là cần thiết để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, người dân Hà Nội cũng cần có những không gian thiên nhiên như Hồ Tây, như Đầm Trị, nơi gắn liền với cuộc sống của bà con hàng trăm năm để Hà Nội không phải thường trực đối diện với hậu quả bị ngập úng mỗi khi mưa lớn, đây cũng là một trong những nguyên nhân đã được nhiều chuyên gia quy hoạch cảnh báo do vấn nạn san lấp sông hồ, ao đầm để thực hiện dự án xây dựng.

Chính vì vậy, thay vì san, lấp một diện tích ao hồ để làm nhà hát thì tại sao không thể chọn vị trí khác, không phải là lấp một diện tích mà vốn nó có chức năng của một hệ sinh thái nước trong bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ sức khỏe con người, trong việc phòng chống úng, ngập hiện nay.

GS Huỳnh nhìn nhận: Nếu có thể chọn một vị trí nào đó với một diện tích tương ứng để xây dựng một nhà hát lớn thì tốt, nếu không chúng ta có thể xây dựng một nhà hát với quy mô nhỏ hơn mà vẫn bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên môi trường sẽ tốt hơn là chúng ta xây dựng một nhà hát ‘hoành tráng’ nhưng phá hủy cả một mảng xanh như thế thì trước mắt cũng có hại, trong tương lai cũng có hại. Mà lo ngại hơn, cái có hại đó lại lan tỏa trong ý thức của mỗi người dân trong khu vực về vấn đề bảo vệ quảnh quan thiên nhiên, môi trường.

 

 

Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline