Hotline: 0941068156

Thứ ba, 06/05/2025 18:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ ba, 06/05/2025

Đồng Tháp nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc trưng

Thứ ba, 08/04/2025 15:04

TMO - Để tạo dựng hình ảnh địa phương từ phát triển du lịch, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm đặc trưng tại các khu, điểm du lịch mang dấu ấn đặc sắc, các khu, điểm du lịch trọng điểm.

Những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên bản địa trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Phát huy giá trị của hoa sen - biểu tượng đặc trưng của địa phương, huyện Tháp Mười phát triển vùng sản xuất sen quy mô lớn, với diện tích trồng cây sen trên địa bàn 282,8 ha, trong đó vùng trồng sen tại Đồng sen Gò Tháp diện tích khoảng 152 ha để tổ chức 7 điểm du lịch. Bình quân hàng năm thu hút khoảng 1,5 triệu lượt khách, doanh thu hơn 150 tỷ đồng. Qua đó góp phần phát huy giá trị sen trong phát triển du lịch của Tháp Mười.

Thành phố Sa Đéc hiện có hơn 800 ha, hơn 2.500 hộ sản xuất hoa kiểng, là điểm đến du lịch xanh khá hấp dẫn. Hiện, Sa Đéc có nhiều nhà vườn xây dựng các điểm du lịch từ hoa kiểng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu như: Khu Du lịch hoa kiểng Sa Đéc, Vườn hồng Tư Tôn, Cánh đồng hoa Hồng, Ngôi nhà úp ngược, Du thuyền vượt cạn, Ngôi nhà hoa...

Ngoài ra, huyện Lai Vung là một điểm sáng về sản xuất nông nghiệp kết hợp làm du lịch xanh. Với lợi thế trái cây đặc sản nổi tiếng khắp cả nước, quýt hồng Lai Vung với vẻ đẹp rực rỡ làm say đắm lòng người. Đến Lai Vung vào mùa quýt hồng dịp cuối năm, du khách có thể tự tay hái, thưởng thức trái quýt đặc sản và các sản phẩm chế biến từ quýt như nước quýt, mứt vỏ quýt các loại...

Các địa phương khai thác lợi thế tự nhiên để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. 

Tỉnh Đồng Tháp có những khu điểm du lịch đặc trưng tạo hình ảnh địa phương, như: Khu du lịch Tràm Chim khai thác và phục vụ khách du lịch với các dịch vụ trải nghiệm làm ngư dân, thu hoạch lúa mạ, tham quan sinh thái bãi chim sinh sản, giỡ chà chuột; tham quan hoa đồng nội Nhĩ cán tím và hoa Hoàng đầu ấn. Khu di tích Xẻo Quít nơi trải nghiệm dỡ chà, giăng lưới bắt cá, bắt vịt trên sông, đua xuồng, cắm trại, trồng rau sạch...

Năm 2025, du lịch Đồng Tháp đề ra mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm; tổng thu từ du lịch đạt 2.100 tỷ đồng. Du lịch Đồng Tháp xây dựng, phát triển hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với lợi thế địa phương, phù hợp với từng thị trường khách nội địa, khách quốc tế. 

Tỉnh tiếp tục phát triển, hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng từng khu, điểm du lịch trọng điểm; củng cố, nâng cấp chất lượng các chương trình du lịch của tỉnh như: Trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim; Trải nghiệm một ngày làm nông dân ở Xẻo Quít; Trải nghiệm mỗi ngày một nghề tại thành phố Sa Đéc; Đi trong màu xanh của vườn trái cây đặc sản như Quýt hồng Lai Vung, Xoài Cao Lãnh, Nhãn Châu Thành... 

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển 4 không gian du lịch, gồm: Không gian du lịch Đất Sen Hồng, lấy vùng trung tâm TP Cao Lãnh làm động lực phát triển các hoạt động du lịch, văn hóa, kinh tế. Không gian du lịch Sắc màu vùng biên (gồm TP Hồng Ngự và 2 huyện Hồng Ngự, Tân Hồng), trọng tâm phát triển du lịch tại TP Hồng Ngự với các loại hình: du lịch chính quyền, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch MICE.

Không gian du lịch thủ phủ hoa (gồm TP Sa Đéc và các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành), lấy TP Sa Đéc làm trọng tâm kết nối trong phát triển du lịch nông nghiệp (du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề), du lịch chính quyền, du lịch sinh thái tại TP Sa Đéc và du lịch nông nghiệp, du lịch ẩm thực tại các huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Không gian du lịch Sen Tháp Mười (gồm các huyện: Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười) được xem là thủ phủ sinh thái - nông nghiệp cùng vùng dự trữ tự nhiên Đồng Tháp Mười sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch Gáo Giồng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh gắn với Khu di tích Gò Tháp, Khu di tích Xẻo Quít..

Địa phương này không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Ảnh: HV. 

Tỉnh Đồng Tháp cũng xác định 7 bộ sản phẩm du lịch nông nghiệp là “Tui làm nông dân xứ Sen hồng”, “Kể chuyện nhà nông”, “Làng hoa Sa Đéc - Hương sắc trăm năm”, “Tháp Mười - Vương quốc sen hồng”, “Cao Lãnh - Xứ sở xoài”, “Lai Vung - Thế giới quýt hồng”, “Hồng Ngự - Thủ phủ cá tra”; 4 sản phẩm du lịch sinh thái là “Sân chim Đồng Tháp”, “Chèo thuyền và khám phá hệ sinh thái ngập nước”, “Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu chuyên đề”, “Câu cá dã ngoại”; 4 sản phẩm du lịch văn hóa: trải nghiệm văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Gò Tháp, “Khám phá Vương quốc Phù Nam về đêm”, trải nghiệm văn hóa Làng Hòa An kết hợp y học cổ truyền, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và trải nghiệm tham quan văn hóa tại các di tích lịch sử, văn hóa khác (đình làng, nhà cổ)... 

Ngoài ra, tỉnh tập trung phát triển các loại hình về du lịch chính quyền, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch sông nước, du lịch “Trải nghiệm cuộc sống vượt thời gian”, Phố đi bộ và chợ đêm; dù lượn, tàu lướt, khinh khí cầu trên đồng cỏ; cắm trại cao cấp, đu dây... Đồng thời phát triển 3 tuyến du lịch nội vùng, 6 tuyến du lịch liên vùng và 2 tuyến du lịch quốc tế, gồm có tuyến đường bộ Đồng Tháp - Cửa khẩu Dinh Bà/Cửa khẩu Thường Phước - tỉnh PrâyVeng (Vương quốc Campuchia) và tuyến đường thủy TP Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Sa Đéc - Làng bè Bình Thạnh - Cồn Long Khánh - Cồn Chính Sách (tỉnh Đồng Tháp) - tỉnh An Giang - Vương quốc Campuchia. 

Tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ đồng bộ cả về chất lượng và số lượng. Định hướng phát triển nguồn nhân lực, nhất là các chương trình đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, kết hợp tập huấn đào tạo ngắn hạn. Phát triển các lễ hội Festival Hoa - Kiểng, Lễ hội Sen, Lễ hội Gò Tháp, Lễ hội Xoài, Lễ hội Cá tra... Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, nhất là các thị trường trọng điểm.../.

 

 

Lê Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline