Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 16:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Đồng Tháp chú trọng khai thác tiềm năng, tạo điểm nhấn du lịch mới

Thứ ba, 08/07/2025 06:07

TMO - Đồng Tháp đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng sẵn có để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với văn hóa và sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh chú trọng tạo điểm nhấn mới, nâng cao trải nghiệm cho du khách, hướng đến phát triển du lịch bền vững và có chiều sâu. Đây là chiến lược quan trọng nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc sắc và hệ sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp đang tích cực xây dựng các sản phẩm du lịch mới nhằm phát huy tiềm năng địa phương. Tỉnh tập trung khai thác thế mạnh từ làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp và trải nghiệm đời sống nông thôn.

Những địa danh du lịch đang được đầu tư phát triển thành điểm đến hấp dẫn, kết hợp giữa bảo tồn và thương mại du lịch. Bên cạnh việc hoàn thiện hạ tầng, Đồng Tháp cũng chú trọng yếu tố sáng tạo trong cách làm du lịch, như xây dựng sản phẩm theo mùa, tổ chức tour trải nghiệm canh tác nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá và đặt dịch vụ.

Tỉnh cũng tăng cường liên kết với các địa phương trong khu vực nhằm tạo chuỗi sản phẩm liên vùng. Định hướng phát triển du lịch của Đồng Tháp không chỉ nhằm tăng lượng khách mà còn hướng đến chất lượng, để mỗi điểm đến trở thành một dấu ấn riêng, gắn kết con người, thiên nhiên và văn hóa bản địa. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, địa phương hiện có hàng nghìn di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm các di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo tín ngưỡng và di tích kiến trúc nghệ thuật.

Hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa ở Đồng Tháp là nơi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, tôn vinh các giá trị văn hóa, là nguồn tư liệu phong phú trong việc nghiên cứu văn hóa vùng và văn hóa dân tộc cũng như là các điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Thế mạnh của du lịch Đồng Tháp gắn liền với những di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI (sau Công Nguyên) ở xã Tân Thuận Bình; di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút ở xã Kim Sơn, di tích chiến thắng Ấp Bắc ở xã Tân Phú, lũy Pháo Đài ở xã Tân Thới; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, chùa Sắc Tứ…

Đối với vùng du lịch hệ sinh thái nước ngọt ở phía Tây của tỉnh Đồng Tháp, một trong những điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước là di sản văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp ở xã Cái Bè. Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án “Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản”.

Lãnh đạo UBND xã Cái Bè, cho biết: Làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút du khách khám phá những nét kiến trúc cùng hoa văn cổ xưa của Nam Bộ được thể hiện qua những bức hoành, liễn gỗ, kèo cột được chạm khắc công phu mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam Bộ với niên đại trên 100 năm.

Du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp thu hút du khách trong và ngoài tỉnh. (Ảnh: BTN). 

Các ngôi nhà cổ ở đây nằm đan xen với những vườn cây ăn trái sum suê tạo nên vẻ đẹp dân dã nhưng thơ mộng. Khi đến vùng du lịch hệ sinh thái ngập mặn ở phía Đông của tỉnh Đồng Tháp, khách du lịch có thể tham quan di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Lăng mộ Hoàng Gia ở Long Hưng (phường Sơn Quy) để tìm hiểu và biết thêm về nơi phát tích của một bà Thái hậu đức độ Từ Dụ (Từ Dũ).

Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1826, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị... Ngoài ra, du khách không thể bỏ qua một di tích quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định 694/QĐ-TTg ngày 18-7-2024 là các địa điểm Khởi nghĩa Trương Định ở tỉnh Đồng Tháp.

Cụ thể, các địa điểm Khởi nghĩa Trương Định, gồm: Mộ và Đền thờ Trương Định (phường Gò Công); Đền thờ Trương Định, Đám lá tối trời (xã Gia Thuận), Ao Dinh (xã Tân Đông); Lũy Pháo Đài (xã Tân Phú Tân). Tại di tích các địa điểm Khởi nghĩa Trương Định, khách du lịch có thể tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của vị Anh hùng Trương Định, một nét son ngời sáng tô thắm thêm trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc cùng khí tiết của người anh hùng…

Ngoài ra, Gò Công còn thu hút khách du lịch đến tham quan nhà cổ với hàng chục ngôi nhà cổ trên 100 tuổi với kiến trúc phối hợp Đông - Tây độc đáo như nhà đốc phủ Nguyễn Văn Hải (ở phường Gò Công) được xây dựng năm 1860; đình Trung được xây cuối thế kỷ 19… Để phát huy tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử tại địa phương, Đồng Tháp đã tập trung triển khai thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh du lịch địa phương, quan tâm khai thác tốt các tour du lịch mới thu hút khách du lịch được tăng cường và thực hiện thường xuyên thông qua sự kết nối, tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành trong ngoài tỉnh; hoạt động hợp tác liên kết ngày càng được mở rộng và thiết thực hơn; các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng tour, tuyến và mở rộng thị trường du lịch giữa Đồng Tháp với các vùng, miền trong cả nước.

Năm 2025, tỉnh Đồng Tháp đặt ra mục tiêu đón khoảng 2,1 triệu lượt du khách, trong đó có 700.000 khách quốc tế và doanh thu từ du lịch mang lại cho địa phương đạt 1.507 tỉ đồng. Với định hướng chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với tiềm năng bản địa đang mở ra hướng đi bền vững cho ngành du lịch Đồng Tháp.

Không chỉ dừng lại ở việc thu hút khách tham quan, tỉnh đặt mục tiêu tạo nên những trải nghiệm có chiều sâu, góp phần nâng cao giá trị văn hóa, sinh thái và đời sống cộng đồng. Việc khai thác hợp lý tài nguyên, phát triển sản phẩm mới, đầu tư hạ tầng và đẩy mạnh liên kết vùng sẽ giúp Đồng Tháp khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây không chỉ là cơ hội thúc đẩy kinh tế mà còn là cách để gìn giữ và lan tỏa bản sắc quê hương đến với du khách trong và ngoài nước.

 

 

Nguyễn Lan

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline