Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Độc đáo Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Bảo Lâm

Chủ nhật, 12/02/2023 09:02

TMO - Tái khởi động sau 3 năm tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông năm 2023 được huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức trở lại với chuỗi sự kiện với quy mô lớn, được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, mang tới cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Bảo Lâm là huyện biên giới, vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, gồm 13 dân tộc đoàn kết chung sống, phần lớn là dân tộc Mông. Dân tộc Mông có dân số khá đông trên địa bàn huyện, có nét đặc trưng riêng trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất tạo nên bản sắc độc đáo, riêng có cần được giới thiệu, giữ gìn, phát huy và bảo tồn. Nhận thức rõ đây là hoạt động văn hóa mang tính giáo dục cao.

Vừa qua, UBND huyện Bảo Lâm đã tổ chức thành công Ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm 2023 với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng, vận động viên đến từ 13 xã, thị trấn trong huyện mang đến nhiều nội dung đặc sắc đã tạo nên dấu ấn riêng độc đáo về không gian sắc màu văn hóa dân tộc Mông nơi miền non nước.

Các đại biểu, người dân và du khách tham dự lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2023.

Thị trấn Pắc Miều hàng ngày vốn tĩnh mịch bên những ngọn núi đá dọc theo dòng sông Gâm, nhưng dịp này hàng nghìn người dân và du khách thập phương đổ về tấp nập, trên những con đường chật kín người và xe cộ. Đâu đâu cũng phấp phới những bộ váy, áo trang phục truyền thống lộng lẫy của các cô gái, chàng trai dân tộc Mông, Lô Lô, Sán Chỉ… đến vui hội.

Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm Đoàn Trọng Hùng đánh trống khai hội. 

Ngày hội là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mông; cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành đến đời sống tinh thần của đồng bào Mông. Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Bảo Lâm 2023 được tổ chức với nhiều nội dung như: Thi hát dân ca giao duyên và trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thể thao dân tộc, chấm ẩm thực dân tộc Mông, chương trình liên hoan nghệ thuật quần chúng; trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm văn hóa du lịch…

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2023 tái khởi động sau 3 năm tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19  

Để tham gia đầy đủ các nội dung, huyện Bảo Lâm đã xây dựng chương trình tổng hợp nhưng phân công từng địa phương, từng bộ phận, cán bộ phụ trách, diễn viên quần chúng đảm nhiệm từng tiết mục và tổ chức tập luyện riêng. Kết cấu toàn bộ các nội dung chương trình vẫn logic, hòa quyện với nhau để tạo thành một nội dung chuyển tải được thông điệp chung là “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông” để lan tỏa các nét văn hóa riêng của người Mông ở huyện Bảo Lâm, cũng như toàn tỉnh Cao Bằng hòa quyện trong sắc màu văn hóa dân tộc Mông trên cả nước.

Không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa du lịch của huyện Bảo Lâm được thể hiện sống động. 

Trong khuôn khổ diễn ra ngày hội, không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa du lịch của huyện Bảo Lâm đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham quan. Qua các bức ảnh được treo triển lãm cùng các hiện vật, nông sản đặc sản địa phương… được trưng bày, giới thiệu tạo nên một bức tranh tổng thể toàn diện, đậm nét về cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông miền non nước được thể hiện sống động trong dòng chảy của sự phát triển, cùng với sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, đã và đang ra sức vươn lên để xây dựng cuộc sống ngày một giàu đẹp.

Trong khuôn khổ của Ngày hội, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách 

Việc tham gia ngày hội có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn, giáo dục và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông, làm phong phú thêm các hoạt động trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo dấu ấn tốt đẹp đối với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương V (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân tộc Mông gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch miền non nước.

 

 

Thiên Trường

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline