Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 04:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Độc đáo khu rừng cổ trâm bầu

Thứ hai, 14/03/2022 19:03

TMO - Giữa vùng đất cát của tỉnh Quảng Bình có khu rừng trâm bầu cổ thụ rộng hơn 150 ha thuộc thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Đây được xem là một trong những khu rừng cổ độc đáo nhất của miền Trung.

Khu rừng trải dài trên một đồi cát trắng phau, hơn 4 km, như "bức bình phong" bảo vệ, che chở cho những làng quê nơi đây. Thanh Bình là ngôi làng nằm ở phía Đông của huyện Quảng Trạch, vùng đất ở đây chủ yếu là cát trắng. Người dân thôn Thanh Bình chia sẻ, rừng trâm bầu này được dân làng bao đời nay xem như "báu vật", hiếm làng quê nào có được. 

Một góc rừng trâm bầu với gốc cây găm sâu xuống đất cát 

Rừng trâm bầu ở Thanh Bình hiện vẫn nguyên thảm thực vật, vô cùng phong phú với vô số cổ thụ, gốc to khỏe, chắc mập găm sâu xuống cát. Khi đi chân trần trên cát, được phủ bóng râm từ những tán rừng trâm bầu xanh hoang sơ, nhiều người cứ ngỡ mình lạc vào miền cổ tích.

Trong rừng, nhiều loài chim trú ngụ như: chào mào, vành khuyên, cu gáy; nhiều loài bò sát, lưỡng cư khác cùng sinh sống. Cộng sinh với trâm bầu là cây mà ca, lộc vừng, có cả quần thể sâm Mã Lai - tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Những ngày nắng hạn, hầu hết các giếng láng khác đều khô khốc, riêng những giếng nước trong làng chưa bao giờ cạn, bởi có mạch nước bất tận từ rừng trâm bầu - nguồn sống của người dân từ xưa tới nay. Rừng còn chở che dân làng không bị cát bay, cát nhảy xâm lấn, do địa thế nằm sát biển, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.

Với những giá trị to lớn từ rừng trâm bầu mang lại, người dân làng Thanh Bình thực hiện giữ rừng bằng hương ước 

Người dân Thanh Bình coi việc giữ rừng trâm bầu là đương nhiên, dường như đã có sẵn trong tiềm thức mỗi người, được truyền qua bao thế hệ. Từ xưa tới nay, người làng coi rừng cây như mạng sống của mình vậy nên luôn giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt, cấm bất kỳ ai đụng đến.

Việc bảo vệ rừng trâm bầu như một định chế giữ làng được tu dưỡng từ hàng trăm năm nay. Từ xưa, làng đã lập "hội thề giữ rừng trâm bầu"; từ lý trưởng, phú hộ đến con dân trong làng ai nấy cũng một lời thề giữ rừng như giữ lửa trong nhà; nếu ai cả gan xâm phạm, sẽ bị trừng trị thích đáng.

Ngày nay, để giữ được rừng, làng Thanh Bình đã lập ra hương ước, quy định nghiêm khắc. Chẳng hạn, ai bị phát hiện xâm hại cây sẽ bị phạt tiền (bẻ 1 cành cây sẽ bị phạt 50.000 đồng, chặt cây sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng); người làng vào rừng không được phép mang theo dao, rựa; chỉ được quét lá trâm bầu mang về nấu bếp...

Các cụ cao niên ở Thanh Bình thường dạy con cháu rừng này là mái nhà che chở cho dân làng, như manh áo ấm của mỗi người. Nếu không giữ được rừng, họ chẳng còn biết nương tựa vào đâu. Cứ thế, từ đời này sang đời khác, bà con trong làng nhất nhất tuân theo hương ước của làng. Nhờ vậy, rừng trâm bầu đến nay vẫn xanh tốt. 

 

 

Bích Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline