Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 18:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ đối với nhiều loại khoáng sản

Thứ năm, 07/07/2022 20:07

TMO - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết sửa đổi mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố.

Theo đánh giá, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường, nhất là các hoạt động về khai thác cát, đất đá. Trong khi đó, quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố không thay đổi trong thời gian dài.

Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay đã không còn phù hợp, cần thiết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn theo hướng điều chỉnh tăng mức thu phí hiện hành, theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 115/2020/QH14, đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và vị thế của Thủ đô Hà Nội.

Theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội, biến động tăng mức giá tính thuế tài nguyên khoáng sản hiện nay so với giá tính thuế tài nguyên khoáng sản tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 3/7/2017 của HĐND thành phố thì giá tính thuế tài nguyên khoáng sản trong biến động tăng thêm.

Cụ thể, Đá xây dựng từ 50.000 đồng/m3 lên 88.000/m3, tăng thêm 80%; nhóm đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan tăng thêm trung bình 130%; Cát đen san lấp tăng từ 15.000 đồng/m3 lên 56.000 đồng/m3, tăng thêm 270%; đất san lấp tăng từ 15.000 đồng/m3 lên 49.000 đồng/m3, tăng thêm 140%.

Hà Nội tăng 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác cát. Ảnh: TTX

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là thành phần cấu thành giá tính thuế tài nguyên. Do vậy, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố cần phải tăng lên để phù hợp với biến động tăng của giá tính thuế tài nguyên.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đã cơ bản được kiểm soát. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã hoạt động bình thường trở lại. Qua tham vấn hầu hết các doanh nghiệp đều thống nhất với mức điều chỉnh tăng phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoảng sản.

Riêng đối với khoáng sản cát (cát san lấp, cát xây dựng), đây là loại khoáng sản được khai thác chủ yếu ở TP. Hà Nội, hiện nay có 9 giấy phép khai thác còn hiệu lực. Hoạt động khai thác cát có thể tác động đến dòng chảy, đê điều, công trình thủy lợi. Việc tăng thêm mức thu phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác cát so với 7 loại khoáng sản còn lại trên địa bàn thành phố sẽ khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát xây dựng.

Qua đó, góp phần hạn chế khai thác, giảm vấn đề ô nhiễm môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố của các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác. 

Đồng thời, tham khảo mức tăng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đề xuất tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, phí bảo vệ môi trường tối đa đối với khai thác khoáng sản cát trong Dự thảo đã nâng lên 7.500 đồng/m3. Vì vậy, đề xuất tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản cát thêm 90% (lên mức 7.600 đồng/m3) so với mức quy định tại Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020.

Nghị quyết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố như sau: Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: 8.000 đồng/m3. Các loại đá khác (Đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan): 4.800 đồng/m3.

Các loại cát khác (Cát san lấp, cát xây dựng...): 7.600 đồng/m3. Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: 3.200 đồng/m3. Đất sét, đất làm gạch, ngói: 3.200 đồng/m3. Cao lanh: 11.200 đồng/m3. Nước khoáng thiên nhiên: 4.800 đồng/m3. Than bùn 16.000 đồng/tấn. 

UBND thành phố Hà Nội đề xuất thời gian có hiệu lực của mức phí này được áp dụng từ thời điểm 1/1/2023 để các cấp các ngành có lộ trình thực hiện tốt công tác tuyên truyền kịp thời cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố được biết và chủ động điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh phù hợp khi có sự thay đổi mức phí.

Đồng thời, việc chưa áp dụng ngay mức thu phí tăng thêm cũng là để giãn bớt các chi phí của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 và phù hợp với chỉ đạo của Trung ương, thành phố trong triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

 

 

Lê Hồng 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline