Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường khu vực EU

Thứ hai, 12/02/2024 15:02

TMO - Liên minh châu Âu (EU) là thị trường đứng hàng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp vẫn tìm cách đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang EU để tận dụng tối đa lợi thế về hàng rào thuế quan từ hiệp định thương mại tự do.

Mỗi năm, thị trường EU chi khoảng 60 tỷ USD nhập khẩu rau quả. Đây là thị trường quan trọng và tiềm năng lớn cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, nếu doanh nghiệp nào xuất khẩu được vào thị trường này thì sẽ dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác. Trong tương lai, sẽ nếu các doanh nghiệp đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản tốt hơn, có sản phẩm tốt hơn thì có nhiều cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU.

Thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2022 xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU đạt trên 200 triệu USD, thì năm 2023 gần 300 triệu USD. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng hai con số. Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, mới đây EU thông báo đưa 5 mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam vào diện kiểm soát khi xuất khẩu vào thị trường này, trong đó lần đầu tiên sầu riêng nằm trong danh sách các mặt hàng bị giám sát tại cửa khẩu của EU với tần suất 10%.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) cho biết, ngày 22/1, Ủy ban châu Âu ban EU ban hành Quy định mới số (EU) 2024/331 sửa đổi Phụ lục II và V Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất Oxamyl áp dụng đối với một số nông sản. Tại quy định mới (EU) 2024/331, EU sẽ áp dụng mức MRL cho phép mức dư lượng Oxamyl trên các loại nông sản ở mức rất thấp là 0,001mg/kg.

Hiện các doanh nghiệp vẫn tìm cách đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang EU để tận dụng tối đa lợi thế về hàng rào thuế quan từ hiệp định thương mại tự do (Ảnh minh họa). 

EU cũng cho phép áp dụng đối với một số nông sản cho mức MRL cao hơn như: Quả bơ áp dụng ở mức 0,005mg/kg, cà chua 0,002mg/kg; các loại ngũ cốc trong đó có gạo; các sản phẩm động vật MRL là 0,005mg/kg. Duy nhất EU cho phép áp dụng MRL hoạt chất Oxamyl đối với hạt ca cao ở mức mới là 0,01mg/kg. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 11/5/2024. Quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam, do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam vào thị trường EU cần thường xuyên theo dõi những quy định mới của EU về MRL, kịp thời kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hàng hóa xuất khẩu phù hợp quy định.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, khi muốn xuất qua thị trường này, thì các sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn châu Âu và chứng chỉ quốc tế như rau quả phải trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đặc biệt, trước khi xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp tập trung kiểm nghiệm, kiểm soát về dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật để tránh việc hàng sang đến nơi bị phát hiện và phải tiêu hủy hoặc trả về. Có như vậy, mới vượt qua hàng rào kỹ thuật để vào thị trường này.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) khuyến nghị, các đơn vị xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu về các quy định xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, phải bắt đầu từ giai đoạn sản xuất hàng hóa, chứ không phải sản xuất xong hàng hóa mới tìm hiểu. Bên cạnh đó, khâu thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm phù hợp với thị trường và thân thiện với môi trường cũng cần được quan tâm. Theo các chuyên gia, hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ ba của Việt Nam và dự đoán trong tương lai gần có thể vươn lên vị trí cao hơn nhờ việc hưởng các ưu đãi theo Hiệp định EVFTA.

Với những tín hiệu tích cực khi rau quả Việt phủ sóng khắp các thị trường, xuất khẩu rau quả năm 2024 dự báo tăng từ 15% đến 20% so với năm 2023. Năm 2023 được đánh giá là năm thành công đối với rau quả Việt Nam khi đón nhận nhiều tín hiệu tích cực đến từ các thị trường. Cụ thể, xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc thu về hơn 2 tỷ USD, tăng trưởng rõ rệt. Còn với Hoa Kỳ thị trường này đã mở cửa cho trái bưởi, trái dừa Việt Nam. Những yếu tố này giúp cho việc xuất khẩu trái cây vào thị trường này tăng lên khoảng 30% so với năm ngoái. Ngoài ra, trái bưởi, chanh vào được thị trường New Zealand. Đây là thị trường tiêu thụ bưởi và chanh không hạt rất tốt của Việt Nam. Những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng một cách vượt bậc.

Ngoài ra, với các loại trái cây truyền thống chúng ta vẫn duy trì được tốc độ phát triển thị trường. Từ đó, giúp cho bức tranh tổng thể của xuất khẩu rau quả có sự tăng trưởng lớn. Thị trường Liên minh châu Âu khi có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), hiện chúng ta đã xuất khẩu được một số sản phẩm mang tính chất ổn định như chuối, sầu riêng, dừa, nhãn và các loại rau gia vị. Tại thị trường Nhật Bản, sau thanh long, xoài và vải, thì trái nhãn tươi cũng đã được khơi thông tại thị trường này. Vào được thị trường khắt khe này đồng nghĩa với việc trái cây Việt Nam nói chung, quả nhãn nói riêng sẽ có cơ hội chinh phục các nước phát triển khác,…

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chiếm khoảng 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả thế giới. Điều này đồng nghĩa với dư địa ngành hàng này rất lớn. Bộ NN&PTNT tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu rau quả Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu; phân tích, cập nhật thông tin từ các thị trường để có định hướng sản xuất trong nước phù hợp... 

 

 

Đức Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline